Giải giúp mình từ câu c trở đi với ạ, mình cần gấp lắm ạ, mình cảm ơn nhiều

Các câu hỏi liên quan

CHỌN A B C D THÔI. ĐANG CẦN GẤP ĐÁP ÁN Câu 1: “Ba mươi năm ấy chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (Tố Hữu), là hai câu thơ nói về sự kiện: A. Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô. B. Nguyễn Ái Quốc sang Xiêm. C. Nguyễn Ái Quốc về nước. D. Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc. Câu 2: Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương theo thứ tự thời gian từ năm 1930 đến năm 1940 là: A. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Trường Chinh. B. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trường Chinh. C. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ. D. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập. Câu 3: Hình thức mặt trận nào được Đảng chủ trương thành lập ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939)? A. Mặt trận dân chủ Đông Dương. B. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương. C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Câu 4: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là: A. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc. B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại. D. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Câu 5: Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của: A. Xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh. B. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. C. Xu thế toàn cầu hóa. D. Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX. Câu 6: Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959)? A. Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam. B. Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng. C. Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam. D. Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam. Câu 7: Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật? A. Tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề. B. Tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp. C. Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố. D. Lực lượng tay sai chống phá cách mạng vẫn liên tục gây bạo loạn. Câu 8: “Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra và thực hiện đã mang lại cho Ấn Độ quyền lợi gì? A. Quyền độc lập. B. Quyền tự trị. C. Quyền phân lập. D. Quyền tự quyết. Câu 9: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội những nước nào dưới danh nghĩa quân Đồng minh kéo vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật? A. Anh, Mĩ. B. Anh, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc. C. Anh, Trung Hoa Dân Quốc. D. Anh, Pháp. Câu 10: Trong giai đoạn 1919-1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào? A. Nam Phong. B. Trung Bắc tân văn. C. Đảng Lập hiến. D. Hội Phục Việt. Câu 11: Xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là: A. Phương tiện chiến tranh của Mĩ. B. Cố vấn Mĩ. C. Quân đội Việt Nam Cộng hòa. D. Ấp chiến lược. Câu 12: Phong trào nào là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này? A. Phong trào cách mạng 1930 -1931. B. Cuộc vân động dân chủ 1936 -1939. C. Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì (1940). D. Cao trào kháng Nhật cứu nước. Câu 13: Đối tượng và mục đích của Pháp trong việc tăng cường đầu tư vào công nghiệp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì? A. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để cạnh tranh với các nước tư bản khác. B. Đầu tư để phát triển tất cả các ngành công nghiệp ở thuộc địa. C. Chú trọng công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến để thu lợi nhuận cao và phục vụ nhu cầu của tư bản Pháp ở Việt Nam. D. Phát triển ngành công nghiệp nặng để thu lợi nhuận cao. Câu 14: Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là: A. Truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam. B. Tập hợp thanh niên, trí thức yêu nước tham gia cách mạng. C. Truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam. D. Tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng. Câu 15: Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì? A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị. B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật. C. Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử. D. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật. Câu 16: Con đường nào được mệnh danh là “con đường chết” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947? A. Ngã ba sông Gâm- sông Lô. B. Đường số 4. C. Đường số 3. D. Đường số 2.