7. - Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt theo đường Lạng Sơn
- Nhà Trần cho quân lui về Vạn Kiếp, Thăng Long, Thiên Trường, nhân dân Thăng Long thực hiện "vườn không nhà trống". Thoát Han cùng Toa Đô tạo thế "gọng kìm"
- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại.
- Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.
- Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần phản công ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, giải phóng Thăng Long
- Sau gần 2 tháng phản công, ta tiêu diệt 50 vạn quân Nguyên,giải phóng đất nước
8. * Nhà Nguyên tiến hành xâm lược Đại Việt:
- Cuối tháng 12-1287, quân Nguyên tiến vào nước ta ồ ạt tấn công Đại Việt.
-Đầu năm 1288, Thoát Hoan chọn vạn kiếp để xây dựng căn cứ đánh lâu dài với ta.
-Ô Mã Nhi chỉ huy đoàn thuyền chiến qua sông Bạch Đằng vào vạn kiếp hội quân với Thoát Hoan
__________
* Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ :
- Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng lại chủ quan rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về Vạn Kiếp để hội quân.
- Trần Khánh Dư dự đoán được tình hình nên đã cho quân mai phục trước ở Vân Đồn, tiêu diệt được đoàn thuyền của Trương văn Hổ.
__________
* Chiến thắng Bạch Đằng, kết thúc cuộc kháng chiến:
- Cuối tháng 1-1288, Thoát Hoan tiến quân vào Thăng Long tỏng tình trạng "vườn không nhà trống"
- Chiếm được Thăng Long, Thoát Hoan cho quân tiến đánh các căn cứ của vua Trần, quyết tâm tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Thoát Hoan không thực hiện được ý định của mình mà còn lâm vào tình cảnh bị động, cạn kiệt lương thực.
- Thoát Hoan hạ lệnh rút về nước theo 2 đường thủy và bộ
- Cách quân bộ của Thoát Hoan chỉ huy từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút chạy về Quảng Tây (Trung Quốc). Trong lúc rút lui, quân ta phục kích quân bộ liên tiếp.
- Đầu tháng 4-1288, Đạo quân thủy rơi vào trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Toàn bộ cánh quân thủy bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
9. - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của vua Trần, đặc biệt là Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, buộc giặc từ thế mạnh chuyển sang thế yếu.
10. * Tiến bộ:
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
- Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
__________
* Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
11. - Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
- Những năm đầu, lực lượng còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.
- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trong hoàn cảnh nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
- (Phần này muốn ghi hay không cũng được nha) Cuối năm 1424, do bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh đã trở mặt tấn công quân ta. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sanng một giai đoạn mới.
12. * Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:
- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, yêu nước, tham gia giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.
- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.
-Mình đã bỏ hơn 1 tiếng để suy nghĩ giúp bạn. Bài khá thốn nên bạn cố gắng nhé !! -
-Chúc Bạn Học Tốt !!-