@Gaumatyuki
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
- Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).
Câu 2:
- Câu văn nêu luận điểm: Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Luận cứ:
+ Luận cứ 1: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
+ Luận cứ 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
+ Luận cứ 3: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý...Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
Câu 4:
- Bác Hồ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê.
- Tác dụng:
+ TD1: Tạo ra cách diễn đạt uyển chuyển, nhịp nhàng.
+ TD2: Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện qua nhiều phương diện, nhiều lứa tuổi,...
+ TD3: Tăng nhạc điệu, nhạc tính cho đoạn văn.
Câu 5:
- Hình ảnh so sánh: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
- Cảm nhận: Hình ảnh so sánh "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý" trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" làm em ấn tượng nhất. Trước hết, câu văn giúp Bác thể hiện cách diễn đạt uyển chuyển, sinh động, hấp dẫn, gợi cảm. Ngoài ra, nó còn khẳng định tinh thần yêu nước thật cao cả và thiêng liêng khi được so sánh với "các thứ của quý". Không chỉ vậy, nó còn tăng nhạc điệu, nhạc tính cho đoạn văn. Cuối cùng, hình ảnh so sánh giúp thể hiện tài năng, lòng yêu nước của tác giả - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta.
Câu 6:
1. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
2. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Học tốt