Giải thích tại sao Zn phản ứng với dung dịch HCl mãnh liệt hơn khi cho vài giọt CuSO4?
Khi có thêm Cu2+ thì:
Zn + Cu2+ —> Zn2+ + Cu
Cu sinh ra bám vào Zn tạo ra sự ăn mòn điện hóa, trong đó Zn là cực âm nên bị ăn mòn nhanh hơn.
X và Y là 2 đồng phân cấu tạo của nhau . đun nóng m gam hỗn hợp Z gồm X và Y với 250ml NaOH 1M vừa đủ cô cạn phần hơi chứa 1 ancol đơn chức và 17,8 gam chất rắn gồm 2 muối natri của 2 axits cacboxylic trong phân tử hơn kém nhau 2 nhóm CH2 giá trị của m là
Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa 0,54 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 7,875. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng thu được 8,12 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của khí có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là
A. 7,94% B. 12,70% C. 6,35% D. 8,12%
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Al, MgCO3 và 0,05 mol Al2O3 vào 200 gam dung dịch chứa HCl và KNO3 thu được 6,048 lít hỗn hợp khí Y ở đktc gồm NO, H2, CO2 trong đó có 0,1 mol NO và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Cho AgNO3 dư vào Z thu được 185,115 gam kết tủa. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thấy có 1,465 mol NaOH tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng MgCl2 có trong dung dịch Z gần nhất với
A. 4,4% B. 4,8% C. 5,0% D. 5,4%
Nung nóng hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO trong khí trơ, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Chia hỗn hợp Y làm 2 phần không bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 6,4 gam; đồng thời thoát ra 0,06 mol H2. Phần 2 cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 0,252 mol H2; đồng thời còn lại 3,456 gam kim loại không tan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là.
A. 53,7% B. 44,8% C. 59,6% D. 47,7%
Chất X có công thức phân tử là C7H8. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) trong NH3 thu được chất Y. Biết Y có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử của X là 214. Số đồng phân cấu tạo của X trong trường hợp này là?
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Hòa tan hoàn toàn 7,52 gam hỗn hợp X gồm S, FeS, FeS2 trong HNO3 đặc nóng, đã thu được 21,504 lít (đktc) NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là?
A. 30,29 gam. B. 39,05 gam. C. 35,09 gam. D. 36,71 gam.
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm peptit Y (C9H17O4N3) và peptit Z (C11H20O5N4) cần dùng 320 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch gồm 3 muối của Gly, Ala và Val, trong đó muối của Val có khối lượng 12,4 gam. Giá trị của m là
A. 24,24 gam B. 27,12 gam C. 25,32 gam D. 28,20 gam
Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam chất hữu cơ có công thức phân tử là C9H17O4N bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ X và m gam ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H5O4NNa2 B. C5H9O4N C. C5H7O4NNa2 D. C3H6O4N
Hỗn hợp X chứa một amin no, mạch hở, đơn chức, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO2 và 0,06 mol N2. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với:
A. 35,5% B. 30,3% C. 28,2% D. 32,7%
Hòa tan m gam Mg vào 500 ml dung dịch chứa HNO3 0,6M; AgNO3 0,4M và Fe(NO3)3 0,4M thu được dung dịch X; 2m + 7,04 gam hỗn hợp kim loại và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỷ khối so với H2 bằng 44/3. Cho thêm 1200 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được 78,45 gam chất rắn. Khối lượng muối trong dung dịch X gần nhất với
A. 81 gam B. 87,1 gam C. 80,7 gam D. 84 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến