Câu 1: Chứng minh và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nc ta?
* nước ta mang tính chất nhiệt đới
- nhận được nguồn nhiệt năng lớn
- số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ
- bình quân một mét vuông nhận được một triệu ki lô ca-lo
* nước ta mang tính chất gió mùa ẩm
- nước ta có hai loại gió mùa:
+ gió mùa đông bắc: mang đến cho nước ta một mùa đông khô và lạnh
+ gió mùa tây nam: mang đến cho nước ta một mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
CÂU 2: Nêu đặc điểm khí hậu các miền ở nước ta?
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Nước ta trải dài trên 15 vỹ tuyến từ 8034/ B đến 23023/ B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai hần nên nhận được một lượng nhiệt lớn, vì thế có khí hậu nhiệt đới.
- Nước ta tiếp giáp với Biển Đông . Biển Đông mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao.
- Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á , hàng năm nước ta chịu sự tác động của hai loại gió mùa : đông bắc và tây nam.
-Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/năm,nhiệt độ luôn đạt >21 độ C, độ ẩm trong 80%.
Chính vì những lẻ đó, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
CÂU 3; Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta?
+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam). - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…)