Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mang ý nghĩa sâu xa và sâu sắc về lòng biết ơn.
Nghĩa đen: Bạn ăn quả ngọt không thể không biết và nhớ đến công lao của người trồng cây. Dù ít hay nhiều công lao ấy phải được nhớ đến vì mồ hôi công sức họ bỏ ra, tuy họ không buộc bạn phải nhớ nhưng là đạo lý bạn tự ý thức được điều đó mà thôi.
Nghĩa bóng: Quả ở đây là những gì bạn đang có được, đầu tiên là công lao của ông bà, cha mẹ chúng ta đã sinh và nuôi dạy ta trưởng thành từng ngày.
Tiếp đến là xã hội cho ta cuộc sống an yên, điều kiện để ta lớn tiếp xúc với mọi điều tốt. Và đặc biệt là công lao của thế hệ cha anh ta đã hi sinh trong quá khứ chiến tranh để đấu tranh và giữ gìn nền hòa bình cho dân tộc, cho ta cuộc sống bình yên như ngày hôm nay.
Chứng minh giá trị đạo lý biết ơn mà câu tục ngữ mang lại trong đời sống từ xưa đến nay:
Từ xưa con người đã biết ghi nhớ công ơn qua các truyền thống cúng giỗ tổ, cúng tạ ơn trời đất, làm các lễ tạ ơn các vị thần lập nước, lập làng.
Người xưa biết rằng đạo lý biết ơn là quý báu là cần thiết để lưu truyền lại cho thế hệ sau nên mới đúc kết qua các câu ca dao, tục ngữ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây,….
Ngày nay chúng ta vẫn giữ và phát huy truyền thống biết ơn đó qua việc chúng ta vẫn mày mò tìm cách đưa những giá trị đẹp đó đến thế hệ sau qua các bài dạy hay về lịch sử, về các câu tục ngữ hay của ông bà.
Chúng ta nên làm gì để thể hiện lòng biết ơn: việc nên làm có thể là từ những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày không có gì là lớn lao. Bạn chăm ngoan, nghe lời ba mẹ cũng là điều thể hiện lòng biết ơn với ba mẹ bạn rồi.
Xây dựng và phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp này ra xa hơn nữa.
Luôn có ý chí vươn lên, giữ gìn và có trách nhiệm với sự phát triển của quê hương, đất nước.
Nhắc nhở mọi người về trách nhiệm, nếu không có trách nhiệm bạn sẽ là người vô ơn, không phát triển.
Kết bài: Nêu lên bài học về lòng biết ơn một lần nữa, khẳng định giá trị sâu sắc mà câu tục ngữ mang lại. Nhắc lại một lần nữa về trách nhiệm của mỗi chúng ta.