Đầu thế kỷ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội. Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển của ngoại thương, chủ yếu là buôn bán len dạ và buôn nô lệ da đen.
Công nghiệp len dạ phát triển làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều địa chủ vốn là quý tộc đã chuyển huwongs kinh doanh theo lối TBCN đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ rồi thuê nhân công nuôi cừu lấy long cung cấp cho thị trường. Bộ phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa trở thành tầng lớp quý tộc mới.
Chế độ PK với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và giáo hội Anh ngày càng cản trở sự kinh doanh và làm giàu của của tư sản và quý tộc mới. Sác –lơ I đặt ra nhiều thứ thuế, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến làm cho đời sống nhân dân hết sức cơ cực.
Đặc điểm tình hình trên đã làm cho mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới và các thế lực phong kiến bảo thù ngày càng them gay gắt. Đây chính là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ CMTS Anh.
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng tư sản anh xoay quanh vấn đề tài chính khi sác –lơ I triệu tập quốc hội đòi tăng thuế để có tiền chi viện cho cuộc đàn áp những cuộc nổi dậy của người Xcot –len ở miền Bắc. Quý tộc mới và tư sản đã không phê duyệt các khoàn thuế do vua đặt ra, kịch liệt phản đối chính sách bạo ngược của nhà vua. Bị thất bại, Sác lơ I chạy lên vùng núi phía Bắc Luân đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công.