Đàn Tranh có hình hộp dài, khung đàn hình thang dài khoảng 110 – 120 cm. Đầu lớn có chiều rộng khoảng 25 – 30 cm, có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộng khoảng 15 – 20 cm có gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn được làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn thành hình vòm. Ngựa đàn (con Nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và di chuyển được để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn bằng kim loại với các kích cỡ dây khác nhau. Khi biểu diễn nghệ nhân hay đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như: kim loại, sừng, đồi mồi.
Tiếng đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa dùng để thể hiện các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn Tranh thường được dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, trong các dàn nhạc Tài Tử, dàn Nhã Nhạc, phường Bát Âm và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Đàn Bầu còn có tên khác là Độc Huyền Cầm, là loại đàn một dây của Việt Nam, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn Bầu gồm 2 loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Âm thanh của Đàn Bầu ngọt ngào, sâu lắng, đậm tình người. Không chỉ người Việt Nam mà bất cứ ai khi nghe tiếng đàn bầu thì chắc hẳn sẽ bị cuốn hút bởi những giai điệu ngân nga, ngọt ngào, quyến rũ đến khó có thể nói thành lời.
Sorry nha vì mk chỉ bt 2 loại này thôi
Chúc bạn học tốt!!