- *Chi tiết chiếc bóng xuất hiện 2 lần trong truyện.
- Ý nghĩa:
1. Cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Dữ tập trung xây dựng và gửi gắm nhiều thông điệp. Đó là một hình ảnh mang tính biểu tượng:
+ Cái bóng vừa gần vừa xa
vừa hiện hữu vừa trừu tượng
vừa có thật vừa hư ảo
vừa nhìn thấy được, vừa không thể chạm vào
vừa là một phần của chính mình lại vừa không thể chạm vào
vừa gần gũi vừa ma quái
vừa là mình mà không phải mình
=> Phải chăng cái bóng ấy là hình ảnh biểu tượng hiện thân cho cái gọi là hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, họ những tưởng có được nó, nắm bắt được nó nhưng cuối cùng hạnh phúc luôn là một thứ ảo mờ, vụt bay rời xa khỏi tầm tay họ không bao giờ có thể với tới được ,với người phụ nữ trong XHPK hạnh phúc nhiều khi chỉ là hình ảnh xa vời thậm chí không có thật.
2. Cái bóng là một chi tiết nghệ thuật mang tính thắt nút, mở nút:
- Thắt nút:
+ Cái bóng dù huyễn hoặc, mờ ảo nhưng lại đủ sức trở thành tác nhân gây ra cái chết của Vũ Nương.
+ Cái bóng tạo ra mối nghi ngờ cho Trương Sinh dẫn đến một sự hiểu lầm không thể nào hóa giải được.
-> Chi tiết thắt nút tạo ra bước ngoặt cho câu chuyện, đẩy nhân vật rơi vào những bi kịch không lối thoát.
- Mở nút:
Cũng chính cái bóng ấy hóa giải mối nghi ngờ cho Trương Sinh, chỉ có điều nó đã quá muộn màng.Khi biết tin Vũ Nương tự tận Trương Sinh có động lòng xót thương tìm vớt thây nàng nhưng không thấy tăm hơi đâu cả. Đêm hôm đó ngồi với con bên ngọn đèn khuya bé Đản chỉ cái bóng trên vách và gọi là cha, Trương hiểu ra thì đã quá muộn.
-> Vẫn là cái bóng đó nhưng lần này đóng vai trò mở nút giải quyết vấn đề và tiếp tục để câu chuyện phát triển theo bước ngoặt mới.
NO COPY
HỌC TỐT NHÉ BẠN!!!UwU