Hai Bà Trưng:
Thời gian: 40-43
Kẻ thù: Tô Định
Diễn biến: Mùa xuân năm 40, hai bà Trưng nổi dậy khơi nghĩa ở Hát Môn( Phú Thọ - Hà Tây) chiếm Mê Linh rồi đến Luy Lâu. Cuộc kn thắng lợi. Trưng Vương lên lm vua. Năm 42, Mã Viện đem quân sang xâm lược nước ta. Do lực lượng yếu nên cuộc kháng chiến thất bại.
Ý nghĩa: Cho thấy tinh thần yêu nc của nhân dân ta.
Lý Bí:
Thời gian:542- 571
Kẻ thù: Nhà Lương
Diễn biến: Mùa xuân năm 542, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa. Cuôc khơi nghĩa thắng lợi. Mùa xuân năm 544, Lí Bí lên ngôi vua( Lý Nam Đế) đặt tên nước là Vạn Xuân. Năm 545, TRần Bá Tiên và Thứ Sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta dưới lệnh của nhà Lương. Lí Bí giao binh quyền cho Triệu Quang Phục, cuộc kn diễn ra thắng lợi. Triệu Quang Phục len ngôi vua. Năm 571, Lý Phật Tử đem đánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi( Hậu Lí Nam Đế). Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược, Vạn Xuân kết thúc.
Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy đc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.
Khúc Thừa Dụ:
Thời gian: 905-907
Kẻ thù: Nhà Đường
Diễn biến:Từ cuối thế kỉ thứ IX, triều đại nhà Đường sắp sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kỳ đại loạn sử cũ gọi là thời kỳ Ngũ đại Thập quốc (5 đời 10 nước). Việc cai trị ở An Nam trở nên lỏng lẻo. Nhân cơ hội này, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng có thế lực lâu đời ở đất Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương), đã nhanh chóng đứng ra lãnh đạo nhân dân nổi lên đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, đánh chiếm Tống Bình, dựng quyền tự chủ cho đất nước. Khúc Thừa Dụ cũng tự xưng là Tiết độ sứ.
Ý nghĩa:
– Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập tự chủ.
– Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
– Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: “độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa”. Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc.
– Ông là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán.
Ngô Quyền:
Thời gian: 938
Kẻ thù: Quân Nam Hán
Diễn Biến:
Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra Bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.
Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La (Tống Bình). Kiều Công Tiễn bị túng thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết chết. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.
Ý nghĩa: Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.