Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1: thế nào là môi trường sống của sinh vật? có mấy loại môi trường sống của sinh vật? cho ví dụ.
- Môi trường sống của sinh vật là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các các yếu tố cấu tạo nên môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của chúng. Tùy vào mỗi loại sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu:
+> Môi trường nước
+> Môi trường trong đất
+> Môi Trường trên mặt đất
+> Môi trường sinh vật
- Ví dụ:
+> Loài cá sống trong môi trường nước, chúng có thể bơi trong nước và có vảy
+> Chim sống trên không chúng có cánh và có thể bay trên cao
+> Cây xanh là nơi ở của các vi sinh vật nấm và kí khí
+> Ruột người và động vật là môi trường sống lý tưởng cho các loại giun, sán
Câu 2: Ánh sáng có vai trò quan trọng như thế nào đối với sinh vật?
- Ở động vật, ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.
- Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật.
- Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái thực vật, đến các hoạt động sinh lí của thực vật
- Các sinh vật thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.
Câu 3: thế nào là lưới thức ăn, chuỗi thức ăn?
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
- Trong tự nhiên, một loại sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn màđồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích tạo thành một lưới thức ăn
Câu 4: cho các sinh vật sau hãy sắp xếp 1 lưới thức ăn hoàn chỉnh : Cây cỏ, sâu ăn lá, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ
Câu 5: nêu tác động con người tới môi trường qua các thời kì phát triểncủa xã hội
- Thời kì nguyên Thủy
Trong thời kì này, con người sống hòa đồng với tự nhiên. Cách sống cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.
Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lừa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Con người đã đốt lừa dồn thú dừ vào những hố sâu để bắt, làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ờ Trung Âu. Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á bị đốt cháy,
- Xã hội nông nghiệp
Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa, lúa mì, ngô... và chăn nuôi dê, cừu, lợn, bò... Hoạt động trổng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đổt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Hậu quà là nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.
Nền nông nghiệp hình thành đòi hỏi con người phải định cư, từ đó nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem lại lợi ích là tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.
- Xã hội công nghiệp
Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Việc chế tạo ra máy hơi nước sử dụng trong sản xuất, giao thông vận tải đă tạo điểu kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống.
Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.
Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất.
Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt.
Bên cạnh những tác động làm suy giảm môi trường, nền công nghiệp phát triển cũng góp phần cải tạo môi trường.
Ngành hoá chất sàn xuất được nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm tăng sản lượng lương thực và khổng chế được nhiều loại dịch bệnh. Nhiều giổng vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.