Bài 1. Vật bị nhiễm điện là vật
A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác
B. có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
C. không có khả năng đầy các vật nhẹ.
D. không làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
Bài 2. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?
A. Một chiếc máy cưa đang chạy.
B. Một thanh êbônit cọ sát vào len.
C. Một bóng đèn
đang sáng.
D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.
Bài 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Bài 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện?
A. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua.
B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong
C. vật dẫn điện có khả năng nhiễm điện.
D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn.
Bài 5. Dòng điện trong kim loại là
A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.
C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện
D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện
Bài 6. Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các
A. điện tích dương.
B. điện tích âm.
C. các êlectrôn tự do
D. các êlectrôn
Bài 7. Trong các vật dưới đây, vật không nhiễm điện là
A. Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vụn giấy.
B. Thanh sắt sau khi nung nóng đỏ có thể đốt cháy các vụn giấy.
C. Mảnh phim nhựa sau khi được cọ xát nhiều lần bằng mảnh len có thể làm sáng bóng đèn của bút thử
điện khi chạm bút thử điện vào tấm tôn đặt trên mặt mảnh phim nhựa.
D. Thanh thủy tinh sau khi bị cọ sát bằng vải có khả năng hút quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ.
Bài 8. Kết luận nào dưới đây không đúng
A. Hai månh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đầy nhau;
B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.
Bài 9. Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là
A. một đoạn dây thép
B. một đoạn dây nhôm
C. một đoạn dây nhựa
D. một đoạn ruột bút chì
Bài 10. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như:
A. Điện thoại, quạt điện
B. Mô tơ điện, máy bơm nước.
C. Bàn là, bếp điện.
D. Máy hút bụi, nam châm điện.
Bài 11. Kể tên các tác dụng của dòng điện và trình bày những biểu hiện của các tác dụng này?
Các tác dụng của dòng điện là
+ Tác dụng về nhiệt: bàn là,nồi cơm,bóng đèn sợi đốt,bếp điện,..
Biểu hiện : điện năng biến đổi thành nhiệt năng
+ Tác dụng phát sáng: làm phát sáng các bóng đèn như ; đèn huỳnh quang, đèn LED,...
Biểu hiện ; điện năng biết đổi thành quang năng
+ Tác dụng từ: ứng dụng chế tạo quạt điện, chuông điện,....
Biểu diện : từ dòng điện sinh ra tác dụng từ
+ Tác dụng hóa học: mạ đồng.mạ bạc,mạ vàng,...
Biểu hiện : Ứng dụng tác dụng của dòng điện để biến đổi hoá học các chất
+ Tác dụng sinh lý: châm cứu, sốc điện tim,...
Biểu hiện : dòng điện để ứng dụng vào sinh học