Nhận xét:từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người nông dân nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng, yêu nc đã hoà làm 1 trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất, hoà quyện như tình yêu nc được đặt cao hơn, rộng lớn lên tình yêu làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai thực sự sâu sắc và khiến người đọc vô cùng cảm động. Tin cải chính đã trả lại cho ông tình yêu, niềm tự hào sâu sắc về làng. Nó đã xây dựng lên trong ông những “bức tường thành “vững chắc không súng đạn nào có thể công phá, cháy rụi được.
3.Những đặc sắc về nghệ thuật
-Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện:Tác giả đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để thử thách nhân vật, để nhân vật tự bộc lộ chiều sâu tư tưởng vào chủ đề của chuyện.
-Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:
+Khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nc tha thiết…
+Tác giả miêu tả rất cụ thể những diễn biến từ nội tâm suy nghĩ, hành động đến ngôn ngữ,…
+Với thủ pháp nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm đã diễn tả một cách chính xác và mạnh mẽ những ám ảnh day dứt của nhân vật.
Điều đó chứng tỏ Kim Lân an hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
-Nghệ thuật sử dụng ngôn từ rất đặc sắc:
+Ngôn ngữ kể chuyện mang tính khẩu ngữ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
+Lời kể chuyện và lời nói của nhân vật có sự thống nhất về sắc thái,giọng điệu.
+Ngôn ngữ nhân vật vừa có nét chung của người nông dân Việt Nan cần cù, chịu khó lại mang đậm những nét cá tính riêng của nhân vật nên rất sinh động.
-Cách trần thuật truyện tự nhiên, linh hoạt với những chi tiết sinh hoạt, đời sống hằng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho chuyện sinh động hơn.
Kb:tự viết