*) Nguyễn Trường Tộ
- Tiểu sử:
+)Nguyễn Trường Tộ ( 1830 ? – 1871), còn được gọi là Thầy Lân ; là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19.
+)Ông sinh trong một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
+)Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng: Tú Giai ở Bùi Ngõa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc.Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là "Trạng Tộ"
+)Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà chung Xã Đoài (nay thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Tại đây, ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu, về Xã Đoài nhận nhiệm vụ từ năm 1846) dạy cho học tiếng Pháp và giúp cho có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây.
+)Ông đã từng làm "từ dịch"(phiên dịch các tài liệu chữ Hán) cho thực dân Pháp.
+)Ông đột ngột từ trần vào ngày 22 tháng 11 năm 1871. Lúc ấy, ông chỉ mới 41 tuổi.Sau khi qua đời, di hài của ông được an táng tại thôn Bùi Chu (nay ở xóm 1, làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An)
-Công lao, đóng góp:
Năm 1860, NTT đc sang Pháp. Trong những năm ở Pháp, ông chú ý quan sát, tìm hiểu sự giàu có, văn minh của nước Pháp để đưa nước nhà thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hâu. Về nước,NTT trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần, bày tỏ mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh nhưng đều bị vua Tự Đức bác bỏ vì cho rằng phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
-Phẩm chất, đạo đức:
+)Ông là một người hết lòng vì đất nước.
-Một số tác phẩm tiêu biểu:
Kể từ khi về nước (khoảng 1861) cho đến năm cuối đời (1871), Nguyễn Trường Tộ đã đều đặn gửi lên vua Tự Đức và triều đình Huế các bản điều trần và phúc trình về thời sự. Đáng chú ý có:
- Hòa từ (Bàn về hòa) gửi tướng Nguyễn Bá Nghi (1861)
- Tế cấp luận (Bàn về những việc khẩn cấp, tháng 3 - 4 năm 1863, hiện chưa tìm thấy)
- Giáo môn luận (Bàn về việc tự do tôn giáo, 26 tháng 3 năm 1863)
- Thiên hạ phân họp đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ). Đây là bài "Hòa từ" được sửa chữa lại (1863)
- Điều trần (7 tháng 5 năm 1863)
- Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu, tháng 6 năm 1864)
- Khai hoang từ (Bàn về việc khai hoang, tháng 2 năm 1865)
- Điều trần khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông [Nam Kỳ] (1866)
- Kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây [Nam Kỳ] (1866)
- Báo cáo về việc gặp viên Lãnh sự Tây Ban Nha (1866)
- Kế ly gián giữa Anh và Pháp (1866)
- Điều trần về hội nước ngoài (1866)
- Phúc trình về việc ký hợp đồng với các hội nước ngoài (gửi về khi sang Pháp năm 1867)
- Về tám điều cần bàn gấp (gửi về khi sang Pháp năm 1867)
- Điều trần về việc tiễu trần giặc biển (tháng 8 năm 1868)
- Điều trần về việc tái tu võ bị (1869)
- Kế hoạch nội công ngoại kích thu hồi sáu tỉnh Nam Kỳ (tháng 11 năm 1870)
- Bổ sung kế hoạch sai sứ đi Tây và đánh úp Gia Định (tháng 11 năm 1870)
- Bàn về việc cho Pháp thông thương để đổi lại sáu tỉnh (tháng 2 năm 1871)
- Kế hoạch thương nghị với Pháp và vận động sự giúp đỡ của các nước khác (tháng 2 năm 1871)
- Kế hoạch vay tiền để dùng vào việc binh (tháng 2 năm 1871)
- Về việc gửi học sinh sang Singapore học sinh ngữ (tháng 2 năm 1871)
- Về việc nhờ Giám mục Hòa giúp lấy lại 6 tỉnh (tháng 3 năm 1871)
- Tu võ bị (bàn về việc chỉnh đốn quân đội và quốc phòng, tháng 5 năm 1871)
- Về việc cần canh tân, quảng giao để giữ nước (tháng 8 năm 1871)
- Về việc nông chính (tháng 8 năm 1871), v.v...
Ngoài ra, Nguyễn Trường Tộ còn để lại một số di cảo thơ.
-Dấu ấn hiện nay:
+)Một số sách về ông:
- Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ – con người và di thảo. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2002.
- Nguyễn Huệ Chi, mục từ: "Nguyễn Trường Tộ" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
- Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ-Điển tích-Danh nhân từ điển (quyển 2). Nhà xuất bản Hồng Thiêng, Sài Gòn, 1967.
- Nhóm Nhân văn Trẻ, Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 4). Nhà xuất bản Trẻ, 2007