Đề 3
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản ''Vượt thác'', trích từ chương 11 của truyện ''Quê nội''. ''Quê nội'' xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả.
2. Đoạn văn miêu tả con thuyền trong không gian giữa núi rừng mênh mông, rộng lớn. Theo tôi, vị trí quan sát để miêu tả của tác giả trong đoạn này là ngồi trên thuyền đi dọc theo dòng sông. Vị trí này rất phù hợp cho người kể chuyện quan sát, miêu tả.
- Đây là vị trí rất thích hợp vì: Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. Vừa quan sát được viễn cảnh - lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm.
3. Phó từ có trong đoạn trích trên là:
- đang (chỉ quan hệ thời gian)
- đã (chỉ quan hệ thời gian)
- ra (chỉ kết quả và hướng)
- cũng (chỉ sự tiếp diễn tương tự)
- không (chỉ sự phủ định)
4. - Cảnh hai bên bờ:
+ Ở ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn.
+ Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.
+ Dọc sông, những chòm cây cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
+ Núi cao.
+ Dòng sông chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp, nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Em thấy thiên nhiên nơi đây thật đa dạng, phong phú, giàu sức sống, vừa nguyên sơ cổ kính.
5. Hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông là:
- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
6. Tác phẩm em đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 cũng miêu tả cảnh sông nước là văn bản Sông nước Cà Mau.