Đáp án:
Giải thích các bước giải:
a, Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại, nếu đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
b, Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
c, Thanh nhựa và thanh thủy tinh khi được cọ xát và đặt gần nhau thì chúng hút nhau do mang điện tích khác loại.
d, Hai mảnh nilon sau khi được cọ xát như nhau bằng miếng len đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
II.Bài tập.
Câu 1:
a, Thanh thủy tinh nhiễm điện dương, lụa nhiễm điện âm. Vì người ta quy ước như vậy. Các electron đã dịch chuyển từ thanh thủy tinh sang lụa.
b, Người ta quy ước, khi thước nhựa cọ xát vào vải khô thì nó sẽ mang điện tích âm. Điện tích này trái dấu với thanh thủy tinh nên chúng sẽ hút nhau.
Câu 2:
a, Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi chải đầu bằng lực nhựa, lược sẽ cọ xát với tóc, dẫn đến chúng nhiễm điện khác loại và hút nhau. Nên lược mới kéo thẳng tóc ra.
b, Trong xưởng dệt vì liên quan đến may mặc nên thường có rất nhiều bụi, thứ nhất là nó ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân khi đang làm việc nếu hít quá nhiều bụi, mặt khác nó còn ảnh hưởng đến vẻ thẩm mĩ của cả xưởng dệt. Như ta đã biết thì vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ khác, nên họ treo những tấm kim loại ở trên cao là nhằm mục đích hút các bụi đó lại, tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
c, Máy bay là một loại phương tiện chuyển động nhanh. Vì vậy khi hoạt động nó sẽ ma sát rất nhiều với không khí, dẫn đến nhiễm điện xung quanh thân máy bay, nên sau khi hạ cánh xuống sân bay nó cần phải nối đất để truyền bớt điện tích xuống đất, tránh gây cháy nổ, gây thiệt hại cho con người và về vật chất.
d, Hai vật nhiễm điện trái dấu thì sẽ hút nhau. Vì vậy, trước khi sơn, người ta làm cho sơn và vật cần sơn nhiễm điện trái dấu để chúng hút nhau. Dẫn đến khi sơn, thì sơn sẽ bám chặt vào vật hơn.
Câu 3:
a, Thanh nhựa sẽ nhiễm điện âm và lụa sẽ nhiễm điện dương. Vì có các electron sẽ dịch chuyển từ lụa sang thanh nhựa.
b, Thanh nhựa cọ xát vào mảnh vải khô mang điện tích âm. Điện tích này cùng dấu với điện tích của thanh nhựa khi cọ xát vào mảnh len, nên chúng sẽ đẩy nhau đếu đặt gần nhau.
Câu 4:
a, Cả hai vật đều bị nhiễm điện. Thanh nhựa sẫm sẽ nhiệm điện âm và mảnh vải khô sẽ nhiễm điện dương, vì theo quy ước là như vậy. Khi đó, các electron từ mảnh vải khô sẽ dịch chuyển sang thanh nhựa sẫm.
b, Quả cầu nhiễm điện âm mà thanh nhựa cũng nhiệm điện âm. Chúng cùng dấu nên sẽ đẩy nhau nếu đưa lại gần.
Câu 5:
a, Cả hai vật đều sẽ bị nhiễm điện. Trong đó, thanh thủy tinh nhiễm điện tích dương và mảnh lụa bị nhiễm điện tích âm - theo quy ước. Khi đó electron đã dịch chuyển từ thanh thủy tinh sang mảnh lụa.
b, Quả bấc không nhiễm điện, đặt gần thanh thủy tinh thì nó sẽ bị hút về phía thanh thủy tinh. Vì các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
Câu 6:
- Quả cầu B mang điện tích dương, khi đưa lại gần quả cầu A thì chúng đẩy nhau, chứng tỏ quả cầu A mang điện tích cùng loại với quả cầu B. Vậy quả cầu A mang điện tích dương. Lý do là hai vật bị nhiễm điện cùng loại, khi đặt gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
Câu 7:
a, A là thanh thủy tinh được cọ xát vào mảnh lụa nên A sẽ mang điện tích dương. Khi đó:
`+)` A đẩy B⇒Cùng dấu⇒B mang điện tích dương.
`+)` B hút C⇒Trái dấu⇒C mang điện tích âm.
`+)` C đẩy D⇒Cùng dấu⇒D mang điện tích âm.
a, Vì A (mang điện tích dương) trái dấu với D (mang điện tích âm) nên chúng sẽ hút nhau nếu để gần nhau. Lý do là hai vật mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau nến đặt chúng gần nhau.
`\text{I'm proud of being a member of the team Active Activity !}`