giúp mình với ạ đang cần gấp lắm Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường. Một người hỏi: - Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không? Người kia trả lời: - Họ hoàn toàn có thể. - Sao anh có thể khẳng định như thế? Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại: - Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không? - Một bình hoa. Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng. (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr 136) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Tại sao từ chiếc bình hoa dưới tầng hầm, một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng. Câu 4. Qua câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách?

Các câu hỏi liên quan

ĐỀ ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 Phần I: Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân chắc như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.[...] Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng "Mổng!" và bây giờ chỉ còn chăm chăm vào công việc. Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp... (Theo Ma Văn Kháng, Hạng A Cháng) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn văn trên tập trung miêu tả nhân vật Hạng A Cháng chủ yếu ở phương diện nào? Câu 3 (1 điểm): Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy ghi lại những câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật đó. Câu 4 (1 điểm): Qua đoạn văn em thấy nhân vật Hạng A Cháng là người như thế nào? Phần II: Tạo lập văn bản (7điểm ) Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu văn "A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân chắc như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng". Câu 2 (5 điểm): Em hãy viết bài văn tả cảnh trời mưa