1a. Tín hiệu của mùa thu : hương ổi, gió se, sương chùng chình.
b. Thành phần biệt lập : bỗng, hình như.
2a. Hình ảnh sấm và hàng cây là hình ảnh tả thực được tác giả mượn ở thực tại cuộc sống.
- Nhà thơ muốn gửi gắm qua bốn câu thơ : con người một khi đã vượt qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc sống thì sẽ trở nên mạnh mẽ và vững vàng hơn trước những biến động từ cuộc sống .
3. Tác giả đặt nhan đề là " Sang thu" mà không phải là " Thu sang " vì muốn nhấn mạnh rằng mùa thu đã sang chứ không nhằm mục đích nhấn mạnh đối tượng tiếp nhận thu sang là chính mình . Qua đây, tác giả muốn hướng người đọc vào những tín hiệu giao mùa để nhận ra rằng thu đã đến chứ không phải là tác giả nhận thức mùa thu đến trước rồi mới cảm nhận vào cảnh vật.
4. Bởi vì bài thơ là mạch cảm xúc của tác giả trước mùa thu thiên nhiên, mùa thu cuộc đời. Mạch cảm xúc này nối dài, liên tiếp nhau, dâng trào theo từng chuyển biến của mùa thu: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên tới say mê để rồi lắng đọng và kết thúc ở khổ thơ cuối - khổ thơ thể hiện những suy tư của tác giả về mùa thu cuộc đời. Nhà thơ không dùng dấu chấm câu ở những khổ thơ trên nhằm tạo mạch cảm xúc dâng trào, nối liền nhau và chỉ dùng dấu chấm câu ở khổ thơ cuối như để kết thúc mạch cảm xúc vừa qua.