3) Hãy tìm ví dụ về sự bay hơi , ngưng tụ , nóng chảy , đông đặc
=> Sự nóng chảy: que kem lạnh để ngoài trời 1 lúc sau tan chảy thành nước
=> Sự bay hơi: vào mùa hè, nước ở các ao, hồ cạn dần.
=> Sự ngưng tụ: hơi nước trong các đám mây được ngưng tụ và tạo thành mưa.
=> Sự đông đặc: ly nước sau khi bỏ vào tủ lạnh một thời gian lấy ra nước trong ly trở thành đá
4) để thu hoạch đc muối khi cho nước biển chảy ào ruộng muối ( nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại thì cần thời tiết như thế nào ? Tại sao ?
=> Cần thời tiết nắng nóng và có gió mạnh sẽ làm cho tốc độ bay hơi tăng thì nhanh thu hoạch muối.
5) Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm mốc đo nhiệt độ ?
=> Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ là vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định (0oC) và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.
6) Ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển
=> Nhiệt độ đông đặc của rượu ở -1170C trong khi nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -390C, khi nhiệt độ khí quyển xuống dưới -390C thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp ...
II) Các câu hỏi và bài tập vận dụng
1) Phải mở nút ra bằng cách hơ nóng đáy lọ. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt ta có thể mở nút bằng cách cách hơ nóng cổ lọ. Vì khi hơ nóng, cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được.
2) - Khi nước ko đổ đầy ấm thì khi nước sôi, nước vẫn còn chỗ để nở nên nước ko tràn ra ngoài
- Khi nước đổ đầy ấm thì khi nước sôi nước ko còn chỗ để nở nên dẫn đến nước tràn ra ngoài
3) Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây lực lớn đẩy bật nắp ra.
4) Quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên vì khi gặp nhiệt độ cao, không khí trong quả bóng sẽ nở ra, giúp quả bóng phồng lên.
5)
+ Khi khối khí nóng thì thể tích của vật tăng do các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên, dẫn đến khối lượng riêng của vật giảm ⇒ trọng lượng riêng của khối khí giảm làm khối khí nhẹ đi.
+ Còn khối khí lạnh thì thể tích của vật giảm do các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi dẫn đến khối lượng riêng của vật tăng ⇒ trọng lượng riêng của khối khí tăng làm khối khí nặng lên.
+ Trong khi thay đổi nhiệt độ ( nóng lên hoặc lạnh đi ) không có sự thay đổi về số lượng phân tử cấu tạo nên chất lỏng đó, do đó khối lượng của nó là không đổi, và theo đó thì trọng lượng cũng không thay đổi.
⇒ Vì vậy với cùng một trọng lượng khối khí nóng sẽ nhẹ hơn khối khí lạnh.
6)Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể:
- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc.
- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.
- Như vậy trong đúc tượng đồng có cả quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.
7) Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng ( vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.
8) 2 ống thủy tinh dâng cao như nhau vì chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
9)Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước .Mặt khác, nước có sự dãn nở vì nhiệt không đều, khi nhiệt độ ko khí dưới 0°C thì V của nước sẽ tăng, nước sẽ đông đặc lại dẫn đến làm vỡ nhiệt kế.
#mỏi tay quá
#xin 5* + tim + hn cho nhóm ạ ( vì mk làm đầy đủ hơn )
#Minh Thư :>