Từ khi em còn tấm bé, em đã được nghe, xem những giai thoại, tiểu sử hào hùng về những người lính, người chiến sĩ anh dũng hi sinh để giành lại độc lập tự do cho đất nước nhân dân. Trong những tấm gương sáng lòa ấy, em ghi nhớ mãi một người, đó chính là chiến sĩ Nguyễn Hữu Tiến.
Nguyễn Hữu Tiến sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của gia đình và dân tộc, Nguyễn Hữu Tiến đã có nhiều hoạt động cách mạng từ năm 1925-1926. Đến năm 1927, ông tham gia thành lập Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên ở Hà Nam và được vinh dự phân công phụ trách tổ chức phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân tại địa phương. Cuối năm 1929, ông gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 9 năm 1930, đồng chí tham gia thành lập Tỉnh ủy lâm thời Hà Nam và được cử vào Tỉnh ủy. Đó là những bước đi đầu tiên trên con đường cách mạng của Nguyễn Hữu Tiến.
Đến tháng 5 năm 1931, ông không may bị mật thám Pháp bắt giữ tại Hà Nội và bị kết án 20 năm khổ sai, 20 năm quản thúc và cuối năm 1933 bị đày ra Côn Đảo. Trải qua biết bao gian lao, khó nhọc, tháng 4 năm 1936, bằng ý chí sắc thép và sự thông minh, nhanh nhẹn của bản thân, đồng chí vượt ngục thành công. Sau đó ông trở về hoạt động ở các tỉnh miền Tây của Nam Kỳ. Từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 3 năm 1940, Nguyễn Hữu Tiến được cử làm Bí thư Liên Tỉnh ủy Long Xuyên. Tháng 3 năm 1940, ông được điều động về Sài Gòn tức thành phố Hồ Chí Minh ngày nay hoạt động, trở thành Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ và tham gia Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Ở đây, ông phụ trách cơ quan in ấn của Đảng và làm rất tốt nhiệm vụ, trọng trách của mình. Ngày 30 tháng 7 năm 1940, Nguyễn Hữu Tiến cùng với đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị kẻ địch bắt tại cơ quan tuyên truyền của Xứ ủy Nam Kỳ ở Sài Gòn.
Trong những năm tháng cuối đời, ông bị địch giày vò, dằn xé với nhiều cực hình, dụ dỗ ngon ngọt nhưng người chiến sĩ kiên trung vẫn nín thinh. Ngày 26/8/1941, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã anh dũng hy sinh trước mũi súng quân thù tại Trường bắn Giếng nước (Hóc Môn) khi chỉ mới 40 tuổi, để lại cho nhân dân ta ngàn tiếc thương cho người anh hùng kiên cường, bất khuất.
(Kết bài)
Em tự viết kết bài nhé
Chúc em học tốt!!!!!!!!!!!!!!!!!!