1/ Đoạn trích trên trong văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn.
2/
- Trước hết, ta cần hiểu được ý nghĩa của nhan đề là gì? Phải chăng qua câu nhan đề ấy, Phạm Duy Tốn đã góp phần tô đậm chủ đề của tác phẩm. Đây là một nhan đề được lấy từ một vế của câu tục ngữ quen thuộc " Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu TN nói về lối sống, thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm, coi thường tính mạng của một số thầy thuốc "lang băm" trong xã hội xưa. Từ đó, ta có thể hiểu được "SCMB" nghĩa là mặc kệ cho những kẻ bị thua thiệt, khổ sở, miễn là được lợi về cho mình.
- Để đảm bảo tính ngắn gọn, hàm súc của nhan đề, tác giả chỉ lấy phần đầu của câu TN. Soi vào trong tác phẩm, nhan đề ấy có nghĩa là: bóc trần bản chất ích kỉ, vô trách nhiệm, lạnh lùng, thờ ơ của tên quan trong truyện. Có thể nói rằng, nhan đề ấy thật hay, độc đáo và chính nó đã thể hiện được tài năng, phong cách của tác giả.
3/ Các phép liệt kê được sử dụng trong bài "Sống chết mặc bay":
- Hình ảnh người dân: "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ…"
⇒ Tác dụng: Diễn tả một cách sâu sắc, sinh động không khí hộ đê, các nỗ lực của dân phu nhằm cứu con đê sắp vỡ.
4/ Tác dụng của dấu chấm lửng là:
⇒ Thể hiện sự diễn đạt sự ngấp ngúng và dè dặt khi nói chuyện của nhân vật.
5/ Nội dung: lên án gay gắt bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phụ mẫu và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
6/
Hình ảnh nhân dân "nghìn sầu muôn thảm" ngoài kia đã được Phạm Duy Tốn khắc họa qua những lời lẽ thương xót, xúc động. Đám quan lại kia coi một trăm hai mươi lá bài đỏ đen cũng không bằng hàng ngàn hàng vạn sinh mệnh của những người dân khốn khổ ngoài kia. Họ có thể ở trên điình cao ấy đều nhờ vào sức lực củar dân, đóng góp của dân vậy mà giờ đây, bọn chúng lại để mặc họ
cho lũ bão nhấn chìm. Họ chỉ biết vơ vét công sức của người dân mà không bao giờ quan tâm nhân dân! Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.