Câu 5:
Khái quát đặc điểm chung của các virut kí sinh vi sinh vật, thực vật và côn trùng:
* Virut kí sinh vi sinh vật:
- Con đường xâm nhập: Xâm nhập trực tiếp theo cơ chế KN-KT
- Lây lan:Phá vỡ tế bào rồi tiếp tục con đường xâm nhập
- Tác hại: Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp vi sinh
* Virut kí sinh thực vật:
- Con đường xâm nhập: Nhờ côn trùng, qua vết xây xước, hạt phấn, giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh
- Lây lan: Lây lan vào các tế bào qua cầu sinh chất
- Tác hại: Sau khi nhân lên trong tế bào thực vật, virut lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất, lá cây bị đốm vàng, đốm nâu, sọc hay vằn, lá xoăn, héo, vàng và rụng, thân bị lùn hoặc còi cọc.
* Virut kí sinh côn trùng:
- Con đường xâm nhập: Đường tiêu hóa
- Lây lan: Theo ruột hoặc hệ bạch huyết
- Tác hại: Gây bệnh cho côn trùng, động vật và người
Câu 6:
* Quy trình sản xuất interferol. INF là cơ chế chống nhiễm virut ở người được tạo ra từ các tế bào đã nhiễm VR nhằm cảnh báo các tế bào lành trước sự xuất hiện của VR
- Tách gen IFN ở người nhờ enzim.
- Gắn gen IFN vào ADN của phagơ tạo nên phagơ tái tổ hợp.
- Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào E.coli.
- Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men để tổng hợp IFN.
* Quy trình sản xuất insulin:
- Tách gen tổng hợp insulin ở người
- Đưa gen tái tổ hợp vào E.coli
- Nuôi E.coli để nó tổng hợp insulin
Câu 7:
* Bệnh truyền nhiễm: Là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian.
* Vi sinh vật cơ hội: Là những vi sinh vật khi điều kiện sức khỏe sinh vật bình thường sẽ sinh sản duy trì số lượng phù hợp không gây nên tính trạng bệnh lý, tuy nhiên khi cơ thể suy giảm miễn dịch thì những VSV này sẽ tăng nhanh chóng về số lượng và gây nên các bệnh lý.
* Các con đường lây truyền:
- Đường máu
- Đường tình dục
* Các bệnh cơ hội do VSV cơ hội gây ra:
- Tiêu chảy
- Nấm da
- Lao phổi