Phần I
Câu 1 :
ND chính : Miêu tả vẻ đẹp của nàng Vân trong Chị Em Thuý Kiều
Câu 2 :
Phép tu từ : Bút pháp ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, liệt kê, nhân hoá
Phần II
Câu 1
Thuý Vân là vẻ đẹp đoan trang phục hậu tràn đầy sức sống. “ Vân xem trang trọng khác vời”, đó là vẻ đẹp khang trang, cao sang, quý phái không thể lẫn với ngươi nào được, khó lòng nói hết. Với 4 câu thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả rất tỉ mỉ nhan sắc của Thuý Vân ở những nét đặc biệt. Gương mặt nàng đầy đặn như hoa, giọng nói ngọc ngà trong trẻo như ngọc. Mái tóc óng ả mượt mà bồng bềnh như mây, làn gia mịn màng hơn tuyết. Tạo hoá đã ban cho Thuý Vân nhiều đặc ân khiết, thiên nhiên phải cúi đầu nhường nhịn. Cái từ “ đầy đặn, nở nag” không chỉ diễn tả đầy sức sống của nàng mà là sự tràn đầy hiên mãn của số phận
Câu 2 :
Ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng không chỉ là một chiến sĩ cách mạng kiên cường bất khuất mà còn là một người cha thương yêu con hết mực. Trong truyện có rất nhiều chi tiết thể hiện được tình cảm mà ông Sáu dành cho con mình.
Chi tiết thứ nhất là khi ông trở về nhà, hành động đầu tiên của ông là nhảy khỏi xuồng mặc không để ý đến người đồng chí của mình, tâm trí của ông dành hết cho đứa con thơ dại. Ông chạy lên gọi con gái nhưng nó lại không nhận ra ông, ông đau đớn vô cùng. Hành động nhảy khỏi xuồng cho thấy sự ngóng chờ, bồn chồn, mong nhớ của ông Sau khi gặp lại con gái mình.
Chi tiết thứ hai là khi ông gắp chứng cá cho con gái của mình. Mặc dù làm đủ mọi cách bé Thu không chịu gọi ba, nó còn không cho ông ngủ với vợ của mình nhưng tình cảm cha con không bao giờ lụi tắt. Khi ông tức lên đánh vào mông nó, đánh xong ông cũng hối hận vô cùng.
Chi tiết thứ ba là khi ông chuẩn bị đi, ông cố che đi giọt nước mắt hạnh phúc xen lẫn xúc đồng, vui xen lẫn buồn của ông. Ông hạnh phúc và vui vì con gái đã nhận mình còn buồn khi đây là lại là ngày cuối cùng trong đợt nghỉ phép của ông. Người chiến sĩ ấy không muốn con gái mình thấy cha ủy mị. Ông cố gắng ngừng khóc để lên đường tiếp tục con đường cứu nước, thống nhất đất nước
Chi tiết quan trọng nhất, được coi là thể hiện tình yêu của ông Sáu dành cho con mình nhất chính là chi tiết ông làm ra chiếc lược ngà. Ông phải bắn hạ một con voi, lấy ngà của nó và tự làm ra chiếc lược. Ngày đêm rảnh rỗi cái là anh lôi ra làm chiếc lược được khắc thêm dòng chữ “Tặng thu con yêu của ba”. Thỉnh thoảng ông ngắm nghía rồi ông lại chải lên đầu cho chiếc lược được bóng. Ông luôn mang theo bên mình đến ngày tử trận khi đưa chiếc lược cho người đồng đội và chờ người đồng đội hiểu ý ông mới nhắm mắt xuôi tay.
Qua đây ta có thể thấy được tình cảm mà ông Sáu dành cho con của mình. Bên cạnh đó ta biết thêm một phẩm chất nữa của người chiến sĩ cách mạng, đó là phẩm chất yêu quý giá đình, tình cha con, phụ tử thiêng liêng bất diệt. Có thể nói nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã góp cho nền văn học cách mạng Việt Nam một câu chuyện cảm động.