Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là:
A. a = b B. b ≤ a C. b = 2a D. a = 2b
pH bằng nhau nên [OH-] bằng nhau —> a = 2b
Cho 400 gam dung dịch NaOH 10%. Xác định khối lượng Na2O cần cho thêm vào dung dịch để thu được NaOH C% là:
a, 15%
b, 50%
Cho 600ml dung dịch NaOH 1M phản ứng V lít CO2 (đktc). Xác định CM của muối nếu biết:
a, V = 2,24
b, V = 13,44
Một thanh kim loại M có hóa trị II được nhúng vào trong một lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh M ra và cân lại, thấy khối lượng của thanh tăng 1,6 gam, nồng độ CuSO4 giảm còn bằng 0,3M.
a) Xác định kim loại M
b) Lấy thanh M có khối lượng ban đầu bằng 8,4 gam nhúng vào một lít dung dịch chứa AgNO3 0,2M và CuSO4 0,1M. Thanh M có tan hết không? Tính khối lượng chất rắn A thu được sau phản ứng và nồng độ mol/lit các chất có trong dung dịch B (giả sử thể tích dung dịch không đổi).
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần lượt là 76 và 28. M và X tạo thành hợp chất MXa (a: nguyên dương, trong hợp chất MXa thì X có hóa trị là 1), trong phân tử của hợp chất MXa có tổng số hạt proton bằng 51. Xác định MXa.
Cho các chất sau: AgNO3, HClO4, KOH, CH3COOH, H2SO4, Fe(OH)3, HgCl2, đường sacarozơ, Ba(OH)2, H3PO4, HClO, HNO3, ; CuCl2; Cu(OH)2, đường glucozơ, HF, H2SO3, H2S, HBr, Al2(SO4)3, C6H6, CaO; CuSO4. Số chất điện li mạnh là: A. 9 B. 8 C. 10 D. 11
E là một este 3 chức, mạch hở. Đun nóng 7,9 gam E với dung dịch NaOH dư, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được ancol X và 8,6 gam hỗn hợp muối Y. Tách nước từ X có thể thu được propenal. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 3 axit hữu no, mạch hở, đơn chức (trong đó 2 axit có khối lượng phân tử nhỏ là đồng phân của nhau). Công thức phân tử của axit có khối lượng phân tử lớn hơn là:
A. C5H12O2 B. C6H12O2 C. C7H14O2 D. C5H10O2
Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH 0,25M và Ba(OH)2 0,15M và dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,5M và HNO3 0,2M. Trộn V lít dung dịch X với V’ lít dung dịch Y, thu được dung dịch Z có pH = 3. Tỉ lệ V’/V gần với giá trị nào nhất :
A. 2,17. B. 1,25. C. 0,46. D. 0,08.
Điện phân dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và NaCl 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 9,65A đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,125 gam thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân vẫn còn màu xanh và hòa tan được tối đa 10,85 gam Fe, biết rằng có khí NO sinh ra là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Thời gian điện phân là:
A. 3500 giây B. 4000 giây
C. 3000 giây D. 4500 giây
Hoà tan m gam hỗn hợp Al, Al2O3, Al(OH)3 trong đó oxi chiếm 49,741% khối lượng hỗn hợp trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X ta có đồ thị bên. Mặt khác cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,672 lít khí NO (đktc) và dung dịch chứa 203,22 gam muối. Giá trị của m là
A. 62,53 B. 72,95 C. 31,27 D. 52,11
Hỗn hợp X gồm propin, isobutilen, neopentan, đietylaxetilen, propen, đivinyl. Đốt cháy hoàn toàn 0,175 mol X cần vừa đù V lít O2 (đktc), thu được 41,47 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 7,64 gam cần vừa đủ 4,7488 lít H2 (đktc). Giá trị cùa V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 22,0 B. 22,5 C. 23,0. D. 23,5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến