Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu kết luận đúng?(1) Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt.(2) Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.(3) Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ.(4) Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Diễn thế sinh thái nguyên sinh và thứ sinh diễn ra một cách mạnh mẽ nhất doA. thay đổi nhân tố vô sinh. B. mối quan hệ giữa các sinh vật. C. tác động của con người. D. sự phát triển của sinh vật từ thấp đến cao.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ hợp tác?(1) Dương xỉ sống bám trên cây thân gỗ để lấy nước và ánh sáng, không gây hại cây thân gỗ.(2) Nhờ hải quỳ, tôm kí cư trốn được kẻ thù. Tôm kí cư bảo vệ hải quỳ khỏi bị số loài khác ăn xúc tu.(3) Trùng roi sống trong bụng mối chứa enzim xenlulaza giúp mối phân giải xenlulozơ thành đường glucozơ, mối cung cấp đường cho trùng roi.(4) Cò và nhạn làm chung tổ.(5) Kền kền sử dụng thức ăn thừa của thú.(6) Vi khuẩn Rhizôbium chứa enzim nitrogenaza cố định nitơ cho cây họ đậu. Ngược lại, cây họ đậu cung cấp chất hữu cơ cho vi khuẩn nốt sần.(7) Sán, giun sống trong cơ quan tiêu hóa của lợn.(8) Chim sáo sống bám trên lưng trâu rừng.A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Loài đặc trưng của rừng cây ôn đới làA. cây lá rộng. B. cây lá kim. C. quần thể cây bụi. D. quần thể cây gỗ to sống lâu năm.
Trên một cánh đồng, cỏ dại phát triển làm năng suất lúa giảm. Đó là mối quan hệA. cộng sinh. B. hội sinh. C. cạnh tranh khác loài. D. kí sinh.
Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ hợp tác?A. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường. B. Nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác. C. Nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y. D. Sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn.
Cho các mối quan hệ sinh thái sau:1. Hải quỳ và cua.2. Cây nắp ấm bắt mồi.3. Kiến và cây kiến.4. Virut và tế bào vật chủ5. Cây tầm gửi và cây chủ.6. Cá mẹ ăn cá con.7. Địa y.8. Tự tỉa cành ở thực vật9. Sáo đậu trên lưng trâu10. Cây mọc theo nhóm.11. Tảo hiển vi làm chết cá nhỏ xung quanh.12. Khi gặp nguy hiểm, đàn trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa.Có mấy nhận định đúng về các mối quan hệ sinh thái trên?a) Các mối quan hệ trên vừa có những mối quan hệ xảy ra trong quần xã, vừa có các mối quan hệ xảy ra trong quần thể.b) Có 6 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vậtc) Số mối quan hệ cộng sinh nhiều hơn số mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.d) Không có mối quan hệ nào ở trên là quan hệ hội sinh.e) Có 2 mối quan hệ là quan hệ kí sinh.f) Các quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác đều chỉ có một minh họa ở trên.A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.(4) Không gây ô nhiễm môi trường. A. (1) và (4). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là A. sinh khối ngày càng giảm. B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp. C. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm. D. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.
Sự phân bố sinh vật trong nước biển theo chiều ngang được thể hiện qua sự phân bốA. cá sống ven bờ và cá sống vùng khơi xa. B. cá vùng nước mặt và cá vùng nước đáy. C. cá vùng nước giữa và cá vùng đáy sâu. D. tảo trên bề mặt và san hô đáy sâu.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến