Hấp thụ 0,1 mol CO2 vào V lít dung dịch NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M thu được 15,76 gam kết tủa. Tính V.
nNaOH = nBa(OH)2 = 0,1V
nBaCO3 = 0,08; nCO2 = 0,1
Nếu Ba2+ chưa kết tủa hết thì dung dịch còn lại chứa Ba2+ dư (0,1V – 0,08), Na+ (0,1V) và HCO3- (0,1 – 0,08 = 0,02)
Bảo toàn điện tích: 2(0,1V – 0,08) + 0,1V = 0,02
—> V = 0,6
Loại nghiệm này vì khi đó nBa2+ dư = 0,1V – 0,08 < 0
Vậy Ba2+ đã kết tủa hết —> 0,1V = 0,08
—> V = 0,8 lít
có cách khác ko bạn
Hỗn hợp A gồm Fe2O3, CuO, Fe3O4 và FeS2, người ta cho m gam A vào bình kín chứa 1,875 mol khí O2 (dư). Nung nóng bình cho tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về điều kiện ban đầu thấy áp suất giảm 10% so vói lúc trước khi nung. Mặt khác, cho m gam A vào H2SO4 đặc, nóng dư thu đươc 35,28 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch B chứa 155m/69 (gam) muối. Biết trong A oxi chiếm 19,324% về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với:
A. 81 B. 82 C. 83 D. 84
Hòa tan hết 17,52 gam hỗn hợp X gồm MgO, Al(NO3)3, Mg và Al vào dung dịch chứa KNO3 và 0,47 mol H2SO4 (đun nóng nhẹ). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2. Tỷ khối của Z so với H2 bằng 13. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,07 mol KOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 8 gam rắn. Phần trăm số mol của MgO có trong hồn hợp X gần nhất với:
A. 13,0% B. 15,0% C. 16,0% D. 19,0%
Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200 ml dung dịch P chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu đuợc chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH du thu đuợc 100,8 ml khí hiđro (đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho B tác dụng với NaOH dư, đuợc kết tủa, nung đến khối luợng không đổi thu được 1,6 gam oxit. Mặt khác, cho dung dịch P tác dụng với KOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,944 B. 9,349 C. 9,439 D. 8,494
Trong bình kín dung tích 10,6 lít chứa khí CO và một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeCO3 ở 28,6°C áp suất trong bình là 1,4 atm (thể tích chất rắn coi như không đáng kể). Nung nóng bình ở nhiệt độ cao để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp sau phản ứng có tỉ khối so với H2 là 20,5. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,896 lít hỗn hợp gồm NO và CO2 ở 0°C và 1,5 atm. Thể tích dung dịch HCl 0,5M để hòa tan hết hỗn hợp A gần nhất với
A. 1,5 lít B. 2,0 lít C. 2,5 lít D. 3,0 lít
Cho m gam hỗn hợp X chứa Al, Fe(NO3)2 và 0,1 mol Fe3O4 tan hết trong dung dịch chứa 1,025 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Biết tỷ khối của Y so với H2 là 31/3. Cho BaCl2 vào Z sau khi các phản ứng xảy ra xong cho tiếp AgNO3 dư vào thì thu được x gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của tổng x + m là:
A. 389,175 B. 585,0 C. 406,8 D. 628,2
Hòa tan m gam một hỗn hợp gồm AlCl3 và ZnCl2 có tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 3 vào nước dư thu được dung dịch X. Cho 960 ml dung dịch NaOH 1M vào X thấy xuất hiện 2a mol hỗn hợp kết tủa. Mặt khác, cho 2080 ml dung dịch NaOH 1M vào X thấy xuất hiện a mol kết tủa. Cho rằng tốc độ các phản ứng là như nhau. Giá trị của m là:
A. 97,2 B. 81,0 C. 121,5 D. 64,8
Cho bột Fe vào 600 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A, chất rắn B và 6,72 lít NO (đktc) sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn A thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 71,2 B. 106,7 C. 115,2 D. 127,6
Hỗn hợp A có khối lượng 6,1 gam gồm FeO, CuO và Al2O3. Hòa tan A cần 130ml dung dịch H2SO4 loãng 1M thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn. Tính khối lượng từng oxit trong A
Ngâm 3,97 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Zn, Mg trong 120 gam dung dịch AgNO3 10,2%. Kết thúc thí nghiệm thu được m gam rắn Y và dung dịch Z.
a, Chứng minh rằng Khối lượng kim loại X không tan hết.
b, Nếu cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được một lượng kết tủa cực đại có khối lượng 2,334 gam. Tính m và khối lượng của mỗi chất trong X.
Hợp chất X được tạo thành từ các ion đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Trong một phân tử X có tổng số hạt p, n, e là 164. Xác định X.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến