Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M được 7,88 gam kết tủa và dung dịch A.Đun nóng dung dịch A lại thu được m gam kết tủa.Tìm V và m
CO2 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + H2O
0,04……0,04………….0,04
2CO2 + Ba(OH)2 —> Ba(HCO3)2
0,92……..0,46……………0,46
—> nCO2 = 0,96 —> V = 21,504
Ba(HCO3)2 —> BaCO3 + CO2 + H2O
0,46………………..0,46
—> m = 90,62
Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,32 mol HNO3 và 0,35 mol H2SO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối có tổng khối lượng là 66,66 gam và m gam hỗn hợp khí Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt oxi), thấy lượng NaOH phản ứng là 39,6 gam, đồng thời thu được 31,21 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất là:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Cho 63,2 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào 800 ml dung dịch HCl 2,5M (dùng dư) thu được dung dịch X và còn lại 4,0 gam rắn chưa tan. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng catot tăng 35,2 gam thì dừng. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 57,4. B. 79,0.
C. 114,8. D. 86,1.
Tiến hành điện phân (điện cực trơ, dòng điện có cường độ không đổi, hiệu suất 100%) dung dịch X gồm 0,4 mol CuSO4 và 0,3 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 28,25 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 28,8 gam bột Fe vào dung dịch Y đến kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 17,2. B. 18,6.
C. 16,0. D. 20,4.
Có hai bình điện phân mắc nối tiếp (1) và (2): bình (1) chứa 38ml dung dịch NaOH có CM= 0,5M; bình (2) chứa dung dịch 2 muối Cu(NO3)2 và NaCl có tổng khối lượng chất tan là 258,2g. Điện phân điện cực trơ có màng ngăn đến khi bình (2) có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở bình (1), định lượng xác định nồng độ NaOH sau khi điện phân là 0,95M (nước bay hơi không đáng kể). Cho dung dịch ở bình (2) phản ứng với lượng dư bột Fe, sau phản ứng khối lượng bột Fe bị hoà tan là m(g) và thoát ra khí NO(sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 16 B. 11
C. 7 D. 19
Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, Cu, CuO và kim loại M (M có hóa trị không đổi). Trong hỗn hợp X có số nguyên tử O nhiều gấp hai lần số nguyên tử kim loại M, tổng số các nguyên tử kim loại bằng 11/6 số nguyên tử O. Hòa tan hoàn toàn 23,13 gam X trong dung dịch HNO3 loãng, dư thấy có 0,9 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 71,01 gam hỗn hợp muối và sinh ra 1,344 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Xác định kim loại M và tính khối lượng mỗi muối có trong dung dịch Y.
Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức, tác dụng với NaOH dư theo tỉ lệ 1 : 3. Cho 11,64 gam X tác dụng vừa đủ với NaOH 10%. Chưng tách dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y (gồm 2 muối) và chất lỏng Z (gồm nước và một ancol đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 10,08 lít khí oxi, thu được 9,54 gam Na2CO3, 8,736 lít khí CO2 và 2,7 gam nước. Cho Z tác dụng với Na dư thu được 41,664 lít khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, thể tích khí do ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo có thể có của X.
Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 1,5M và AgNO3 1M với điện cực trơ, tới khi khí bắt đầu thoát ra ở hai cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 53,1 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa đủ 15,12 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 có tỉ lệ mol tương ứng 14 : 5, thu được dung dịch chứa 59,44 gam muối; hỗn hợp Y gồm CO2 và khí Z. Z là:
A. NO. B. NO2.
C. N2O. D. N2.
Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở được tạo bởi từ glyxin, alanin, valin trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon, tổng số nguyên tử oxi của ba peptit là 10. Thủy phân hoàn toàn 23,06 gam E với 400ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được, lấy phần rắn đem đốt cháy cần 0,87 mol O2 thu được Na2CO3 và 1,5 mol hỗn hợp T gồm CO2, H2O, N2. Phần trăm khối lượng peptit có khối lượng nhỏ nhất là
A. 57,24% B. 56,98% C. 65,05% D. 45,79%
Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (ở đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là
A. 1,28 g và 2,744 lít. B. 2,40 g và 1,848 lít.
C. 1,28 g và 1,40 lít. D. 2,40 g và 1,40 lít.
Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X , tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần nhất với
A. 50. B. 40. C. 45. D. 35.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến