Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.
Bảo toàn C: nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2
—> nBa(HCO3)2 = 0,02
Bảo toàn Ba: nBa(OH)2 = nBaCO3 + nBa(HCO3)2 = 0,1
—> a = 0,04 mol/l
Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?
A. 5. B. 4. C. 6. D. 10.
Cho hỗn hợp gồm a mol Mg và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Mối quan hệ giữa a, b, c là
A. c ≤ 2(a + b). B. 2a < c < 2(a + b).
C. 2(a – b) < c < 2(a + b). D. 2a ≤ c ≤ 2(a + b).
Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
A. etyl propionat. B. metyl propionat.
C. isopropyl axetat. D. etyl axetat.
Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở đều tạo từ axitcacboxylic và ancol: X (no đơn chức), Y (không no, đơn chức, phân tử có hai liên kết pi) và Z (no, hai chức). Cho 0,58 mol E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 38,34 gam hỗn hợp ba ancol cùng dãy đồng đẳng và 73,22 gam hỗn hợp T gồm 3 muối của 3 axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,365 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 6. B. 7. C. 5 D. 8.
Cho các chất sau : metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
B. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemanganat.
C. Có hai chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
D. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Hoà tan m gam hỗn hợp bột X cùng số mol gồm Cu, FeO, Fe2O3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y trong đó có 45,72 gam FeCl2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và V là:
A. 42,624 và 3,136 B. 42,624 và 2,688
C. 35,520 và 3,136 D. 35,520 và 2,688
X, Y là hai este đơn chức và đồng phân của nhau có tỉ khối so với metan bằng 5,5. Đun nóng 26,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z chứa hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp T chứa a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Đốt cháy toàn bộ Z thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 31,44 gam. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,7 B. 1,8 C. 0,6 D. 0,5
Cho X là axit có công thức dạng CnH2nO2, Y là este mạch hở dạng CmH2m-4O4. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm 0,6 mol X và 0,15 mol Y thì thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 87,6 gam. Nếu đun nóng E với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối và 9,3 gam một ancol. Công thức cấu tạo của Y là
A. CH3OOC-C(CH3)=CH-COOCH3.
B. HCOO-CH2-CH2-OOC-CH=CH2.
C. CH2=CH-COO-(CH2)3-OOCH.
D. CH3OOC-CH=CH-COOCH3.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là
A. 20,00%. B. 66,67%. C. 33,33%. D. 50,00%.
Hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2, CuCO3, Fe (trong đó đơn chất Fe chiếm 13,527% về khối lượng). Hòa tan m gam X trong dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch Y chứa 3 muối và 0,35 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 là 18 (trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí). Mặt khác nung hoàn toàn m gam X ngoài không khí thì thu được 28 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X là:
A. 43,48% B. 34,78% C. 14,98% D. 28,02%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến