Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn khan. Tính V:
A. 1,12 B. 4,48 C. 2,24 D. 3,36
nNaOH = 0,2 và nNa2CO3 = 0,1
Nếu sản phẩm là NaHCO3 —> nNaHCO3 = 0,4 —> mNaHCO3 = 33,6
Nếu sản phẩm là Na2CO3 —> nNa2CO3 = 0,2 —> mNa2CO3 = 21,2
Do m rắn = 19,9 < 21,2 —> Sản phẩm là Na2CO3 (a) và NaOH dư (b)
m rắn = 106a + 40b = 19,9
Bảo toàn Na —> 2a + b = 0,4
—> a = 0,15 và b = 0,1
Bảo toàn C —> nCO2 = a – 0,1 = 0,05
—> V = 1,12 lít
Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là
A. 5,80 B. 5,04 C. 4,68 D. 5,44
Hòa tan hết hỗn hợp kim loại (Mg, Al, Zn) trong dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan (trong đó oxi chiếm 61,364% về khối lượng). Nung m gam muối khan trên tới khối lượng không đổi thu được 19,2 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 65 B. 70 C. 75 D. 80
Hỗn hợp A gồm hai ancol X, Y và axit cacboxylic Z (X, Y, Z đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 48,4 gam CO2 và 15,3 gam H2O. Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp A có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác chỉ thu được chất hữu cơ B 2 chức (thuần) có khối lượng 23,9 gam và a gam H2O. Đốt cháy hoàn toàn lượng chất B ở trên cần 24,08 lít O2 (đktc). Nếu lấy toàn bộ lượng ancol có trong A đốt cháy thì cần dùng vừa đủ V lít CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các ancol đơn chức, số nguyên tử C trong Y nhiều hơn trong X một nguyên tử. Giá trị V gần nhất với:
A. 22,1 B. 24,6 C. 26,8 D. 28,2
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,6 mol HCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi. Quá trình điện phân được biểu diễn theo đồ thị sau:
Nếu cho dung dịch AgNO3 đến dư vào X, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 90,42 gam. B. 89,34 gam.
C. 91,50 gam. D. 92,58 gam.
Hỗn hợp X gồm Na, Na2CO3, CaC2 có tỉ lệ mol số mol 1 : 2 : 3 theo thứ tự trên. Cho m gam X hỗn hợp X vào nước dư thu được (m – 17,025) gam kết tủa, V lít hỗn hợp khí Y (đktc) và dung dịch Z. Đốt cháy 0,4V lít hỗn hợp khí Y và hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Z thu được p gam kết tủa và dung dịch T. Giá trị của p và khối lượng chất tan trong dung dịch T lần lượt là
A. 7,5 và 14,84 B. 8 và 17,73
C. 8 và 14,84 D. 7,5 và 17,73
Cho các chất sau: axit glutamic, saccarozơ, vinyl axetat, phenol, glixerol, gly-gly. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Chất thường được dùng làm bột nở là:
A. NaCl. B. HCl. C. NH4HCO3. D. Na2CO3.
Tính khối lượng muối Na2CO3 thu được?
câu 1: Sục 2.24 lít khí Co2 (đktc) vào dung dịch NaOH 1M thu đuợc sản phẩm là muối Na2CO3 và H2O
a. Tính khối lượng muối Na2CO3
b. Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng (cho nguyên tử khối của Na=23,H=1,C=12)
câu 2: thay dung dịch NAOH = dung dịch KOH
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm este đơn chức X và hiđrocacbon không no Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một nguyên tử cacbon), thu được 0,65 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong M là:
A. 19,85% B. 75,00% C. 19,40% D. 25,00%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến