+ Từ đồng nghĩa
* Khái niệm:
- Từ đồng nghĩa là: từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
* Phân loại:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
* Cách sử dụng:
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
+ Từ trái nghĩa
* Khái niệm:
- Từ trái nghĩa là: từ có nghĩa trái ngược nhau.
* Phân loại:
- Từ trái nghĩa:
+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.
+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.
* Cách sử dụng từ trái nghĩa :
-Tạo sự tương phản : Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.
- Để tạo thế đối : Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…
- Để tạo sự cân đối : Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
+ Điệp ngữ .
* Khái niệm:
- Điệp ngữ là : một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.
* Phân loại:
- Điệp nối tiếp : là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.
- Điệp ngắt quãng : là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.
- Điệp vòng (điệp chuyển tiếp) : là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.
* Cách sử dụng :
- Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.