I. MB:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, văn bản
- Giới thiệu một phương pháp học tập đúng đắn: “ Học đi đôi với hành” .
Vd: Trong những năm gần đây, nền giáo dục của các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã được nâng cao rất nhiều, phương pháp học tập của học sinh ngày nay cũng có những khác biệt so với lớp học sinh ngày trước. Tuy vậy, cho dù có học như thế nào đi chăng nữa thì trong quá trình học cũng cần phải có thực hành giống như lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trong bài “Bàn luận về phép học” : “ Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm.”
II.Thân bài:
* Giải thích về khái niệm “ học”, “ hành”:
Lời dạy trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc học của chúng ta ngày nay. Vậy học là gì? Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới từ bài giảng của thầy cô, từ sách báo, từ kinh nghiệm của những người đi trước để mở mang trí tuệ của mình… Còn “hành” là thực hành, là vận dụng kiến thức lí thuyết đã tiếp thu được vào thực tiễn cuộc sống hay để làm bài tập…
* Mối quan hệ giữa học và hành ( Tại sao học phải đi đôi với hành ?)
+ Học và hành là hai công việc của một quá trình thống nhất , chúng có mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ, không tách rời nhau.
+ Trải qua thực tế học tập, ta thấy rõ “hành” chính là mục đích và còn là phương pháp học tập. Học mà không hành, tức là chỉ nắm bắt kiến thức lí thuyết mà không biết vận dụng lí thuyết vào thực tế cuộc sống thì việc học vừa trở nên mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào. Bạn thử nghĩ xem, nếu một người đi học làm bánh mà chỉ học lí thuyết suông, không chịu thực hành thì đi học để làm gì ? Một anh thanh niên học lái xe mà chỉ tiếp thu lí thuyết, không dám cầm vô-lăng thì làm sao lái xe được. Thực tế cũng có những người lúc đi học không chuyên chú, chỉ học qua loa đối phó nên lúc ra đời không làm gì được…
+ Ngược lại, nếu hành mà không học, không có lí thuyết dẫn đường thì không tránh khỏi mò mẫm, lúng túng, thậm chí có khi lại thành phá hoại. ( dẫn chứng)
* Ca ngợi và phê phán:
- Trong cuộc sống hàng ngày đã có nhiều học sinh biết kết hợp giữa học và hành nên kết quả học tập tốt thật đáng ca ngợi.
- Bên cạnh đó, có những học sinh không biết kết hợp giữa học và hành nên kết quả học tập
không tốt cần phê phán.
* Nhận thức và hành động:
- Là học sinh cần biết kết hợp giữa học và hành để nâng cao hiệu quả học tập, tránh lối học hình thức…
III. KB:
- Khẳng định “ học đi đôi với hành” là phương pháp học tập đúng đắn.
- Suy nghĩ và hành động của bản thân.
KB1. Hơn hai thế kỉ đã trôi qua nhưng lời dạy về phương pháp học tập “theo điều học mà làm” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vẫn còn đúng đắn cho đến ngày hôm nay. Chỉ có kết hợp giữa “học” với thực hành thì việc học mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì vậy, học sinh chúng ta cần phải noi theo lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp các bạn nhé.
KB2: Ngày nay, “học” kết hợp với ‘hành” đã trở thành nguyên lí, phương châm giáo dục, đồng thời là phương pháp học tập của chúng ta. Thấm nhuần lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em càng quyết tâm kết hợp học với hành để mai sau bước vào cuộc sống vững vàng hơn.