1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Hán như thế nào?
- Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều công Tiễn giết, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị chống xâm lược: xây dựng trận địa cọc ngầm ở lòng sông Bạch Đằng, gần cửa biển và cho quân mai phục hai bên bờ.
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
-Cuối tháng 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
-Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân giặc vào Cửa sông Bạch dằng.
->Nước chiều đang dâng lên, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
-Nước chiều rút => Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại. Quân Nam Hán cho quân rút chạy ra biển, bãi cọc nhô lên , thuyền bị vỡ, Hoàng tháo bị chết.
- Vua Nam Hán hay tin bại trận, hoảng sợ rút quân về nước.
⇔ Ý nghĩa lịch sử:
- Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.
- Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
- Mở ra thời kì mới, xây dựng, bảo vệ nền độc lập của tổ quốc
- Chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.