Hãy trình bày phương pháp hóa học khi dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết các dung dịch sau: (NH4)2SO4, Na2CO3, AlCl3, FeCl3. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Cho dung dịch Ba(OH)2 từ từ đến dư vào các mẫu thử:
+ Có kết tủa trắng và khí mùi khai là (NH4)2SO4:
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
+ Có kết tủa màu trắng là Na2CO3:
Na2CO3 + Ba(OH)2 —> BaCO3 + 2NaOH
+ Có kết tủa keo trắng sau đó tan là AlCl3:
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 —> 2Al(OH)3 + 3BaCl2
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 —> Ba(AlO2)2 + 4H2O
+ Có kết tủa nâu đỏ là FeCl3:
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 —> 2Fe(OH)3 + 3BaCl2
Hòa tan hết 14,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeS và FeS2 (biết trong X lưu huỳnh chiếm 23,656% về khối lượng) trong dung dịch chứa 0,8 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được V lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho 0,48 lit dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y thu được 8,56 gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cho thêm nước (dư) vào Y rồi cho Fe vào thì khối lượng Fe phản ứng tối đa là:
A. 11,2 B. 13,44 C. 11,76 D. 14,56
Hỗn hợp X chứa một pentapeptit mạch hở và một este no, hai chức, mạch hở chỉ chứa một loại nhóm chức có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Đun nóng 26,67 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và hỗn hợp Y gồm ba muối, trong đó có muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,6525 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,08 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit trong X là
A. 38,81% B. 37,23% C. 40,38% D. 35,66%
Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là
A. C3H5COOH. B. CH3COOH.
C. C2H3COOH. D. C2H5COOH.
Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 250 ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng (lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm hai chất. Tên gọi của X là
A. trilinolein. B. tristearin. C. triolein. D. tripanmitin.
Hãy so sánh bán kính của các nguyên tử và ion sau: 19K+, 16S2-, 14Si, 20Ca.
Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp gồm propan và một anken qua binh đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 11,2 gam. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp trên thì thu được 38,08 lít CO2 (đktc). a. Tim CTPT của anken. b. Tính % khối lượng hidrocacbon trong hỗn hợp ban đầu.
Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lít (đkc) hỗn hợp khí gồm CH4 và CxH2x (trong đó x ≥ 4, CH4 chiếm dưới 50% thể tích) rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 350ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo ra 9,85 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của CxH2x.
Hỗn hợp E chứa một ancol X và một axit cacboxylic Y có tỉ lệ mol 1 : 1; đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 20,1 gam E thu được 16,8 lít CO2 (đktc) và 13,5 gam nước. Mặt khác đun nóng 20,1 gam E có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thu được hỗn hợp F có chứa một este Z thuần chức, mạch hở có số mol bằng 1/2 số mol Y. Biết rằng hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng của Z là.
A. 17,15 gam B. 12,00 gam C. 12,75 gam D. 14,35 gam
Đốt cháy hỗn hợp gồm 8,96 gam Fe và 1,44 gam Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 0,896 lít H2 (đktc). Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 81,84 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối nitrat có khối lượng 48,2 gam và hỗn hợp khí T gồm 0,02 mol A và 0,01 mol khí B. Số mol HNO3 phản ứng là.
A. 0,665 mol B. 0,645 mol C. 0,655 mol D. 0,675 mol
Nhiệt phân 16,35 gam hỗn hợp X gồm KClO3, MnO2, KMnO4 và KCl, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 1,792 lít khí O2 (đktc). Hòa tan hết Y cần dùng dung dịch chứa 0,4 mol HCl (đun nóng), thu được dung dịch Z chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn trong 300 ml dung dịch NaOH 1M (điều kiện thường), sau khi làm bay hơi nước thu được 17,035 gam rắn. Phần trăm khối lượng của KClO3 trong hỗn hợp X là
A. 14,98% B. 22,48% C. 37,46% D. 29,97%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến