Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những người phụ nữ đẹp nhưng lại chịu nhiều bất công ngang trái trong cái xã hội nam quyền, coi thường phụ nữ ấy. Điều này đã được nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương thể hiện rất rõ trong bài thơ " Bánh trôi nước.".Trong tác phẩm của mình, bà đã ví người phụ nữ giống như chiếc bánh trôi. Họ có vẻ đẹp về hình thể ''vừa trắng lại vừa tròn" . Đó chính là cách nói hàm ẩn về vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu của người phụ nữ . Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp trời ban ấy, đắng cay sao người phụ nữ lại phải mang cái kiếp chuân chuyên, bạc phận. Trong cái xã hội mà trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không hề có tiếng nói. Họ phải sống một cách gò bó, hoàn toàn phụ thuộc vào sự sắp xếp của người khác. Họ không có quyền định đoạt cuộc đời cho chính mình. Đây cũng là nỗi đau chung của tất cả người phụ nữ trong xã hội ấy, một nỗi đau mà không chỉ trong tác phẩm của Hồ Xuân Hương ta mới nhận thấy mà trong rất nhiều tác phẩm khác ta vẫn nghe thấy tiếng kêu đến thấu trời của họ.
Nhận xét : Việc sử dùng điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh đối tượng trung tâm mà đoạn văn hướng đến là người phụ nữ. Qua đó thu hút sự chú ý của người đọc vào đoạn văn và làm nổi bật người phụ nữ với 2 đặc điểm chính là vẻ đẹp ngoại hình và số phận bất hạnh của họ.