Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".
a. Truyện có những nhân vật:
-Người đến cầu cứu
- Sứ giả (quan Trung sứ)
- Thái y
- Trần Anh Vương
b.
Tình huống về việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ: “Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng mình chăng?” làm cho ta cảm phục nhất. Ở đây việc cứu cho người bệnh nặng được đặt lèn hàng đầu. Còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, nhưng ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, chứ không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.
c.
Hành động làm em cảm phục nhất là lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch, mà còn thể hiện ở việc ông cấp cơm cháo, chữa trị cho người cơ khổ, cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém, dịch bệnh.Vì: Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào.Người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến.
HỌC TỐT NHÉ BẠN!! UwU