'Sức người khó địch lại sức trời" nhưng nếu các quan lại đồng lòng cùng dân chống lại bão lụt thì khó gì mà không địch được.Nhưng điều đó lại không xuất hiện trong bài Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn,nghe cái tên đề bài là biết ngay là nói về sự đau khổ,nhục nhã mà.Thương thay cho những người dân thường sống ở thời phong kiến phải chịu khổ.Nhất là những ngày mưa gió như tác giả nói đến.Mới một giờ đêm,nước sông Nhị dâng lên quá to,những người dân mặc kệ trời mưa,mặc kệ những cơn gió bão cứ hành hạ họ,họ giữ sao cho cái đê không bị vỡ ra,giờ mà vỡ ra thì nhà cửa,ruộng đồng cứ theo nước mà trôi đi tất thì người dân sống ở đâu,nương tựa vào ai,điều đó còn chưa nói tới họ sẽ mất người thân yêu của mình nữa.Vì cùng một ý ghĩ như vậy nên họ cố gắng làm sao cho nước không làm vỡ đê điều.'Hành trăm nghìn người kẻ thì thuổng,người thì cuốc.kẻ vác tre bào đắp ,nào cừ,bì bõm dưới bùn,ai cũng ướt như chuột lột'.Chúng ta đã thấy và hiểu được sự khốn khổ người dân chứ .Họ phải chống chọi hết sức để bảo vệ cuộc sống của mình trước thiên tai. Dù bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt của người dân đổ xuống nhưng cuối cùng cũng không thể nào giữ được đê nữa. Bởi vì họ đâu không phải là người có tiếng có quyền trong đôi mắt ích kỷ của quan mẫu thời phong kiến.