Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4s và 8cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t=0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g=10m/s2 và π2=10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t=0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là:A.\(\frac{4}{{15}}s\)B.\(\frac{7}{{30}}s\)C.\(\frac{3}{{10}}s\)D.\(\frac{1}{{30}}s\)
Treo một vật vào một lò xo thì nó dãn 4cm. Từ vị trí cân bằng, nâng vật theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo bị nén 4cm và thả nhẹ tại thời điểm t = 0 thì vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Lấy g=p2 m/s2. Hãy xác định thời điểm thứ 147 lò xo có chiều dài tự nhiênA.29,27sB.27,29sC.28,26sD.26,28s
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, khi cân bằng lò xo giãn 3 (cm). Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là T/3 (T là chu kì dao động của vật). Biên độ dao động của vật bằng:A.3(cm) B.\(3\sqrt 2 \left( {cm} \right)\)C.6 (cm)D.\(2\sqrt 3 \left( {cm} \right)\)
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k = 50N/m và vật nặng khối lượng 200g. Kéo vật thẳng đứng xuống dưới để lò xo dãn 12cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Bỏ qua mọi lực cản, lấy g = 10m/s2 và π2= 10. Khoảng thời gian mà lực đàn hồi tác dụng lên vật nặng cùng chiều với lực hồi phục trong 1 chu kỳ làA.\(\frac{1}{{15}}s{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;\;\) B.\(\frac{4}{{15}}s{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;\;\)C.\(\frac{1}{{30}}s\;\) D.\(\frac{1}{3}s\;\)
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, vật nặng có khối lượng m = 100 g. Lấy g = 10 m/s2, π2 = 10. Kéo vật xuống khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng 2 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa. Thời gian lò xo bị nén trong khoảng thời gian 0,5 s kể từ khi thả vật là:A.\(\frac{1}{6}s\;\)B.\(\frac{1}{{30}}s\;\)C.\(\frac{1}{{15}}s\;\)D.\(\frac{2}{{15}}s\;\)
Một con lắc lò xo thẳng đứng tại vị trí cân bằng lò xo giãn 3(cm). Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phửơng thẳng đứng thì thấy trong một chu kì thời gian lò xo nén bằng 1/3 lần thời gian lò xo bị giãn. Biên độ dao động của vật bằng:A.6cmB.\(3\sqrt 3 cm\)C.\(3\sqrt 2 cm\)D.4cm
Con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 40N/m, vật nhỏ khối lượng m = 100g dao động điều hòa theo phương thẳng dứng, với biên độ A = 5cm, lấy g = 10m/s2. Khoảng thời gian lò xo bị giãn trong một chu kỳ dao động của con lắc là:A. \(\frac{\pi }{{20}}s\)B.\(\frac{\pi }{{15}}s\)C.\(\frac{\pi }{{30}}s\)D.\(\frac{\pi }{{12}}s\)
Con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng 20N/m, vật nặng khối lượng 200g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 15cm, lấy g=10m/s2. Trong một chu kỳ, thời gian lò xo nén là:A.0,460sB.0,084sC.0,168sD.0,230s
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới theo trục của lò xo với vị trí lò xo dãn 7,5cm rồi thả nhẹ cho nó dao động điều hòa. Sau khoảng thời gian ngắn nhất π/60 s thì gia tốc của vật bằng 0,5 gia tốc ban đầu. Lấy gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Thời gian mà lò xo bị nén trong một chu kỳ là:A.\(\frac{\pi }{{20}}s\)B.\(\frac{\pi }{{15}}s\)C.\(\frac{\pi }{{30}}s\)D.\(\frac{\pi }{{12}}s\)
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ nặng m=100g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 6cm, chu kỳ \(T = \frac{\pi }{5}s\) tại nơi có g=10m/s2. Tính thời gian trong một chu kỳ, lực đàn hồi có độ lớn không nhỏ hơn 1,3N.A.0,21sB.0,18sC.0,15sD.0,12s
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến