Tuyển sinh vào 10
Chuyên Sư Phạm
(2 điểm)
Hiện nay, nhiều bạn trẻ quá ham mê facebook sa vào đời sống ảo mà quên mất cuộc đời thật. Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau đây: “Chúng ta say sưa với ảo tưởng nắm bắt được cảm xúc cuả những người quen ở nơi xa xôi nào đó, thậm chí cả những người xa lạ, trong khi vô tình với người thân thuộc đang ở ngay cạnh mình” (Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không


Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi


Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u...”

(Nguyễn Việt Chiến - Tổ quốc nhìn từ biển)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0,25 điểm)

Câu 2. Giải thích nghĩa của từ “sóng” trong 2 câu thơ sau:

“Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không” (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ thơ? (0,25 điểm)

“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u...”

Câu 4. Từ 2 câu thơ: “Lời cha dặn phải giữ từng thước đất - Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”, anh/chị hãy viết đoạn văn (5 - 7 dòng) trình suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thanh niên hiện nay đối với biển đảo Việt Nam? (0,5 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

… (1) Trong xã hội ta nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng những hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,… Những việc làm mang nội dung đạo đức tốt đẹp của người thanh niên mới như thế rất đáng biểu dương, khuyến khích.

(2) Thanh niên phải có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không được phô trương, dối trá. Đó cũng là một thái độ đúng đắn của thanh niên đối với nhân dân, của cá nhân đối với tập thể.

(3) Thanh niên phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình. Người thanh niên nào không biết tí gì đến việc nhà, không kính yêu cha mẹ, không thương mến người thân trong gia đình thì ngoài xã hội làm sao có lòng yêu mến nhân dân thực sự được? Thanh niên cần phải biết tổ chức tốt cuộc sống gia đình hợp với những tiêu chuẩn đạo đức mới nhằm tạo điều kiện cho mọi người trong gia đình làm tròn nghĩa vụ công dân, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng”.

(Lê Duẩn - Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên)

Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,25 điểm)

Câu 6. Nêu ý chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 7. Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: “Người thanh niên nào không biết tí gì đến việc nhà, không kính yêu cha mẹ, không thương mến người thân trong gia đình thì ngoài xã hội làm sao có lòng yêu mến nhân dân thực sự được?”. (0,25 điểm)

Câu 8. Viết đoạn văn 5-7 dòng về phẩm chất đạo đức của thanh niên thời nay mà anh/ chị cho là quan trọng nhất?(0,5 điểm)
A.
B.
C.
D.


(3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1đến câu 3

Nhóm tác giả Lê Bích vừa giới thiệu bộ tranh mang tên "Chào mừng bạn đến với thời đại smartphone". Lấy chủ đề không mấy xa lạ về trào lưu sống ảo của những người nghiện smartphone, bộ tranh vẽ ra một thế giới, nơi những chiếc điện thoại được tôn xưng là ông hoàng, và những đầy tớ phục vụ chung quanh chính là nhiều bạn trẻ ngày nay. Theo Lê Bích, kỉ nguyên smartphone là thời đại mà “điện thoại ngày một thông minh và mỏng manh hơn, con người thì ngày một ngu đi và béo ị”, thời đại của những người “ bạn bè ngã thì cười, còn điện thoại rơi thì khóc”. Thời đại smartphone cũng sinh ra những điều khó hiểu như “ chụp ảnh trong nhà xí”, thích người yêu có ngoại hình lí tưởng nhưng lại lỡ bước qua nhau vì mải nhìn vào màn hình điện thoại… Vẫn với lối vẽ tranh hài hước, châm biếm, bộ tranh của nhóm tác giả Lê Bích nhắn gửi, với chiếc smartphone trên tay, chúng ta nâng niu vì sợ đánh mất, rơi vỡ, còn nhiều thứ khác khi đánh rơi chúng ta lại quá lười để cúi nhặt lên, như một mối quan hệ, một ước mơ. ( Theo www.ione.vnexpress.net, ngày 29/10/2015 )

Câu 1: Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? ( 0.5 điểm)

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên ( 0.5 điểm )

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng bàn về tác hại của smartphone ( điện thoại thông minh trong đời sống hiện nay ) ( 0.5 điểm )

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6:

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi

(Trích “Đò lèn” – Nguyễn Duy)

Câu 4: Tại sao viết về bà tác giả lại liên tưởng đến “dòng sông xưa” trong đoạn thơ? ( 0.5 điểm)

Câu 5: Các từ “ đã muộn”, “ nấm cỏ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ? ( 0.5 điểm )

Câu 6: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ ( 0.5 điểm )
A.
B.
C.
D.