Phát biểu nào sau đây là đúng? - Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm.- Khi hoà tan axit, bazơ hặc muối vào trong nước, chỉ khi nồng độ của dung dịch điện phân chưa bão hoà thì tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các iôn.- Chỉ khi dung dịch điện phân chưa bão hoà thì số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.- Bình điện phân có suất phản điện là những bình điện phân không xảy ra hiện tượng dương cực tan.A.Khi hoà tan axit, bazơ hặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các iôn.B.Số cặp iôn được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.C.Bất kỳ bình điện phân nào cũng có suất phản điện.D.Khi có hiện tượng cực dương tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Tia catốt có khả năng đâm xuyên qua các lá kim loại mỏng.B.Tia catốt không bị lệch trong điện trường và từ trường.C. Tia catốt có mang năng lượng.D.Tia catốt phát ra vuông góc với mặt catốt.
Dùng một mini ampe kế đo cường độ dòng điện I qua điôt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK giữa hai cực A(anôt) và K(catôt) của điôt. Kết quả nào sau đây là không đúng?A.UAK = 0 thì I = 0. B.UAK > 0 thì I = 0.C.UAK < 0 thì I = 0.D.UAK > 0 thì I > 0.
Cho hai điện tích dương q1 = 2 (nC) và q2 = 0,018 (μC) đặt cố định và cách nhau 10 (cm). Đặt thêm điện tích thứ ba q0 tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho q0 nằm cân bằng. Vị trí của q0 làA.cách q1 2,5 (cm) và cách q2 7,5 (cm) B.cách q1 7,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm)C.cách q1 2,5 (cm) và cách q2 12,5 (cm) D.cách q1 12,5 (cm) và cách q2 2,5 (cm)
Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thìA. điện tích của hai quả cầu bằng nhau.B.điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng.C.điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc.D.hai quả cầu đều trở thành trung hoà điện.
Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 (μF), C2 = 0,6 (μF) ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 (V) thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5 (C). Hiệu điện thế của nguồn điện là:A. U = 75 (V). B.U = 50 (V). C.U = 7,5.10-5 (V). D.U = 5.10-4 (V).
Một bộ tụ điện gồm 10 tụ điện giống nhau (C = 8 μF) ghép nối tiếp với nhau. Bộ tụ điện được nối với hiệu điện thế không đổi U = 150 (V). Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ điện bị đánh thủng là:A.ΔW = 9 (mJ). B.ΔW = 10 (mJ).C.ΔW = 19 (mJ). D.ΔW = 1 (mJ).
Phát biểu nào sau đây là không đúng?A.Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.B.Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.C.Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.D.Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật
Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy quaA.tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.B.tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.C.tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.D.tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
Hai bản của một tụ điện phẳng là hình tròn, tụ điện được tích điện sao cho điện trường trong tụ điện bằng E = 3.105 (V/m). Khi đó điện tích của tụ điện là Q = 100 (nC). Lớp điện môi bên trong tụ điện là không khí. Bán kính của các bản tụ là:A.R = 11 (cm). B.R = 22 (cm). C.R = 11 (m). D.R = 22 (m).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến