Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí Z. Phương trình điều chế khí Z là
A. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
B. 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O.
C. 2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
D. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Quan sát hình vẽ ta thấy:
+ Phản ứng giữa dung dịch X và chất rắn Y xảy ra ngay ở điều kiện thường (Loại D)
+ Khí Z thu bằng phương pháp đẩy H2O nên Z không tan trong H2O và không phản ứng với H2O (Loại A, B do NH3, SO2 tan được trong H2O)
—> Phản ứng C phù hợp.
Hỗn hợp X gồm ankan A, anđehit no, đơn chức mạch hở B (MB > 30) và amin no, mạch hở C. Hỗn hợp Y gồm một amino axit cùng dãy đồng đẳng với glyxin và một peptit mạch hở cấu tạo từ Gly, Ala và Val. Trộn a mol X với 0,12 mol Y thu được 31,1 gam hỗn hợp E. Đốt cháy hoàn toàn 31,1 gam hỗn hợp E thu được 1,24 mol CO2 1,65 mol H2O và 0,21 mol khí N2. Giá trị của a là
A. 0,25 B. 0,4 C. 0,45 D. 0,5
Cho 50,0 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 7,5A, sau thời gian t giây thì dừng điện phân, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 5,6 lít (đktc). Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 3,74 gam Al2O3. Giả sử các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 6176. B. 6562.
C. 6948. D. 7720.
Đổ 30ml rượu etylic nguyên chất vào 90ml nước được 120ml dung dịch rượu. Tính độ rượu của dung dịch rượu thu được.
Đốt một kim loại trong bình chứa khí clo thu được 32,5 gam muối, đồng thời thể tích clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Tên của kim loại bị đốt là
Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức (đều mạch hở, trong đó có hai este có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 19,44 gam X cần dùng 0,62 mol O2, thu được CO2 và 9,36 gam H2O. Nếu đun nóng 19,44 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol. Hóa hơi toàn bộ Y thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X là
A. 8,64%. B. 13,27%.
C. 12,96%. D. 8,85%.
Cho 11,7 gam kim loại M vào hỗn hợp gồm Fe3O4 và Fe2O3 có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 6 thu được 23,62 gam hỗn hợp X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thấy lượng HNO3 phản ứng là 2,1 mol thu được dung dịch Y và 6,66 gam hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O. Cô cạn dung dịch Y thu được 131,8 gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại M là
A. Zn. B. Mg.
C. Al. D. Ca.
Thủy phân hoàn toàn 20,52 gam hỗn hợp gồm peptit X (C6H11O4N3) và este mạch hở Y (C3H4O2) bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một chất hữu cơ Z có khối lượng 7,92 gam và hỗn hợp muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 0,95. B. 1,35.
C. 1,05. D. 1,50.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al(OH)3 vào dung dịch HCl loãng, dư.
(b) Cho NaNO3 dạng rắn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(c) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH loãng, dư.
(d) Cho dung dịch HCl loãng dư vào dung dịch Fe(NO3)2.
(e) Cho dung dịch HNO3 loãng vào dung dịch Na3PO4.
(g) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 6. B. 4.
C. 3. D. 5.
Đun nóng 17,52 gam hỗn hợp X gồm một axit đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 16,44 gam hỗn hợp Y gồm este, axit và ancol. Đốt cháy hoàn toàn 16,44 gam Y cần dùng 1,095 mol O2, thu được CO2 và 11,88 gam H2O. Nếu đun nóng toàn bộ 16,44 gam Y cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 0,2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 18,00. B. 10,80.
C. 15,90. D. 9,54.
Cho luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 9,28 gam Fe3O4 và 1,6 gam MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy phần rắn trong ống sứ tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,688. B. 4,032.
C. 3,584. D. 2,240.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến