Câu 61: Câu văn nào bày tỏ ý cầu khiến đúng phép lịch sự?
a, Bố cho con đi chơi đi!
b, Bố hãy cho con đi chơi!
c, Bố có thể đưa con đi chơi chứ ạ?
d, Bố cho con đi chơi đi nào!
Câu 62: Dòng nào dưới đây gồm những từ ghép đúng?
a, Thiên hạ, thiên nhiên, thiên phú, thiên liêng.
b, Thiên hạ, thiên nhiên, thiên thời, thiên tai.
c, Thiên hạ, thiên đình, thiên tai, thiên cảm.
d, Thiên nhiên, thiên học, thiên tài, thiên văn.
Câu 63: Từ “trong” ở hai cụm từ “không khí nhẹ và trong” và “trong không khí mát mẻ” có quan hệ với nhau như thế nào?
a, Hai từ đồng âm b, Một từ nhiều nghĩa
c, Hai từ trái nghĩa d, Hai từ đồng nghĩa
Câu 64: Câu nào sau đây viết đúng nhất?
a, Tiết trời thường lạnh, lúc sáng sớm, ở miền núi.
b, Ở miền núi, lúc sáng sớm, tiết trời thường lạnh.
c, Tiết trời thường lạnh, ở miền núi, lúc sáng sớm.
d, Lúc sáng sớm, tiết trời thường lạnh, ở miền núi.
Câu 65: Câu: “ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn trên những thân cành.” Có mấy vị ngữ?
a, Một vị ngữ b, Hai vị ngữ
c, Ba vị ngữ d, Bốn vị ngữ
Câu 66: Nhóm từ nào sau đây có một từ không đồng nghĩa với các từ còn lại?
a, Đẻ, sinh, sanh.
b, Lạnh, rét, giá, buốt.
c, Phát minh, phát kiến, sáng tạo, sáng chế.
d, Sao chép, cóp pi, sáng tác, chép lại.
Câu 67: Chủ ngữ trong câu: “Không gian là khoảng rộng mênh mông, chứa đựng tất cả mọi vật.” là:
a, Không gian là khoảng rộng
b, Không gian là khoảng rộng mênh mông
c, Không gian là khoảng rộng mênh mông, chứa đựng
d, Không gian
Câu 68: Từ cần điền vào chỗ trống trong câu: “Môi hở ….. lạnh” là:
a, miệng b, răng c, gió d, buốt
Câu 69: Trong các câu sau, câu nào không dùng để hỏi?
a, Bạn có khỏe không b, Bạn mạnh khỏe quá nhỉ
c, Bạn mạnh khỏe chứ d, Sức khỏe của bạn thế nào
Câu 70: Từ “ ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
a, Mỗi bữa cháu ăn mấy bát cơm?
b, Em phải ngoan không bố cho ăn đòn đấy.
c, Loại ô tô này ăn xăng lắm.
d, Tàu ăn hàng ở cảng.