Hòa tan 2,1 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu hòa tan 4,2 gam hỗn hợp trên trong dung dịch NaOH dư thu được 0,896 lít H2 (đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Đặt a, b, c là số mol Al, Mg, Fe trong 2,1 gam.
—> 27a + 24b + 56c = 2,1 (1)
2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2
Mg + 2HCl —> MgCl2 + H2
Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2
—> nH2 = 1,5a + b + c = 0,075 (2)
Dễ thấy 4,2 = 2.2,1 —> nAl = 2a
2Al + 2H2O + 2NaOH —> 2NaAlO2 + 3H2
2a……………………………………………….3a
—> nH2 = 3a = 0,04 (3)
(1)(2)(3) —> a = 1/75; b = 67/1600; c = 21/1600
%Al = 17,14%
%Mg = 47,86%
%Fe = 35,00%
Chú ý: Chép tiêu đề dài thêm cho đủ 1 câu (đến dấu chấm) như đã sửa trên.
Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí NO (đktc) và không tạo NH4NO3. Vậy khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
Tìm vị trí của 19K; 35Br trong bảng tuần hoàn.
Cho hỗn hợp gồm FeS và Cu2S với tỉ số mol 1 : 1 tác dụng với HNO3 thu được dung dịch A và khí B. A tạo thành kết tủa trắng với BaCl2. Để trong không khí, B chuyển thành khí màu nâu B1. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được dung dịch A1 và kết tủa A2. Nung A2 ở nhiệt độ cao được chất rắn A3. Viết phương trình phản ứng.
Hòa tan hết m gam dung dịch Fe, FeCO3 trong dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí A (đktc) có tỉ khối so với H2 là 6,25. Tính:
a) % thể tích các khí có trong hỗn hợp A
b) Giá trị m?
c) Thể tích dung dịch HNO3 2M cần lấy để hòa tan vừa hết m gam hỗn hợp X biết rằng chỉ tạo ra 2 khí NO và CO2
Cho 220 ml dung dịch HNO3 tác dụng với 5 gam hỗn hợp Zn và Al, phản ứng giải phóng ra 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Hỗn hợp khí đó có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75. Sau khi kết thúc phản ứng đem lọc thu được 2,013 gam kim loại và dung dịch A. Hỏi sau khi cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan? Tính nồng độ dung dịch HNO3
Hòa tan hết 35,84 gam hỗn hợp X gồm FeCl3, Mg, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,96 mol HCl thu được dung dịch Y và 2,688 lít khí NO (đo ở đktc). Cho từ từ dung dịch AgNO3 dư vào Y đến khi các phản ứng hoàn toàn thì thấy lượng AgNO3 phản ứng là 214,2 gam, kết thúc phản ứng thu được 178,68 gam kết tủa; 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đo ở đktc). Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 26,45%. B. 25,11%. C. 24,10%. D. 23,44%.
Cho 14,14 gam hỗn hợp X (có tổng số mol 0,1 mol) gồm một este đơn chức (trong phân tử chứa vòng benzen) và hai este mạch hở (trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đun nóng 14,14 gam X với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y gồm ba muối có khối lượng 17,12 gam và hỗn hợp Z gồm etylen glicol và glixerol. Đốt cháy toàn bộ Y với oxi vừa đủ, thu được 11,22 gam CO2; 3,15 gam H2O và 12,19 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất là.
A. 20,93%. B. 30,18%. C. 25,04%. D. 41,73%
Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 8 và một este đa chức, mạch hở được tạo bởi etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 34,96 gam X cần dùng 1,38 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Nếu đun nóng 34,96 gam X cần dùng tối đa dung dịch chứa 20,8 gam NaOH, chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 0,12 mol ancol Y và 46,88 gam hỗn hợp Z gồm 4 muối, trong đó có 2 muối của glyxin và alanin. Số nguyên tử hiđro trong peptit có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp X là
A. 14. B. 12. C. 18. D. 16.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến