Hoà tan 32 gam Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2. Thêm vào X một lượng vừa đủ V lit khí O2 và cho vào nước để chuyển toàn bộ X thành HNO3. Giá trị của V là
A. 11,2 B. 5,6 C. 4,48 D. 8,96
Cu khử N+5 xuống X và O2 oxi hóa X lên N+5 nên bảo toàn electron:
4nO2 = 2nCu —> nO2 = 0,25
—> V = 5,6 lít
Hỗn hợp X chứa một số hydrocacbon đều mạch hở. Cho 21,8 gam X với 0,3 gam khí H2 vào bình kín có chứa sẵn một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 27,625. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng là 88,0 gam, khí thoát ra khỏi bình chỉ chứa một hydroccabon A duy nhất. Lấy 0,15 mol A đốt cháy cần V lít O2 (đktc). Giá trị V là
Cho cân bằng: HI ↔ 1/2 H2 + 1/2 I2; Kc = 1/64
a, Tính phần trăm HI bị phân hủy biết V bình =5 lít
b, Cho vào bình 5 mol HI và 2 mol H2. Tính nồng độ các chất khi cân bằng.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp A gồm MgO, CuO, Fe2O3 (trong đó có Oxi chiếm 30% về khối lượng) bằng một lượng vừa đủ 600ml dung dịch HCl 2M.
a, Viết các PTHH xảy ra và tính m.
b, Biết rằng số mol Fe2O3 gấp 1,5 lần số mol CuO. Để khử hoàn toàn hỗn hợp A thành kim loại, cần V lít khí B (gồm H2 và CO). Tính V (đktc). Trong V lít khí B (ở đktc) có bao nhiêu nguyên tử?
c, Nếu thay dung dịch HCl ở trên bằng lượng vừa đủ 400ml dung dịch X (chứa hỗn hợp HCl và H2SO4) thì thu được 70 gam chất tan. Tính nồng độ mol mỗi chất trong X.
Cho m gam kim loại Mg và Al và 500 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được (m+57,8) gam 2 kim loại. Cho lượng kim loại vừa thu được tác dụng HNO3 dư thì thu được 6,72 lit NO. Tìm giá trị của m
A. 9 B. 11 C. 8 D. 15
Thủy phân m gam tinh bột một thời gian thu được m gam glucozơ (giả sử chỉ xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột thành glucozơ). Phần trăm tinh bột bị thủy phân là
A. 90%. B. 80%. C. 75%. D. 60%.
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho lượng dư AgNO3 vào dung dịch FeCl2;
(b) Cho Ba vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2;
(d) Cho dung dịch Ba(AlO2)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng thu được 2 kết tủa là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Cho 5,68 gam P2O5 tác dụng với 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 24,04. B. 14,05. C. 4,66. D. 9,39.
Hòa tan hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp gồm M2O và MHCO3 (M là kim loại kiềm) trong dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch được chất rắn B 33,075 gam. Nung B đến khối lượng không đổi thì khối lượng B giảm 12,6 gam.
Xác định M, rắn B và % khối lượng mỗi chất trong hôn hợp đầu
Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa NaHCO3 0,5M và Na2CO3 1M vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,17 mol HCl, 0,09 mol H2SO4 thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 38,70. B. 17,73. C. 50,52. D. 29,55.
Cho m gam etylamin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là
A. 9,0. B. 18,0. C. 4,5. D. 13,5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến