Hòa tan 4,6 gam Na vào dung dịch chứa 200 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 0,6M, thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị x là:
A. 0,7. B. 0,8. C. 0,5. D. 1,4.
nNa = 0,2 —> Dung dịch Y chứa Na+ (0,2), Cl- (0,2x) và OH-
Bảo toàn điện tích —> nOH- < 0,2 (1)
nAl3+ = 0,06 và nAl(OH)3 = 0,02
Nếu kết tủa đã bị hòa tan —> nOH- = 0,06.4 – 0,02 = 0,22: Loại, do không thỏa mãn (1)
—> Kết tủa chưa bị hòa tan và nOH- = 0,02.3 = 0,06
Bảo toàn điện tích cho Y —> x = 0,7
Cho 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 1,2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì thu được 9,36 gam kết tủa. Vậy nếu cho 200 ml dung dịch NaOH 1,2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì khối lượng kết tủa thu được và giá trị của x là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 11,70 gam và 1,6. B. 9,36 gam và 2,4.
C. 6,24 gam và 1,4. D. 7,80 gam và 1,0.
Hòa tan hết m gam Al2(SO4)3 vào H2O thu được 300 ml dung dịch X. Cho 150 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, kết thúc các phản ứng thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác, cho 150 ml dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch chứa 0,55 mol KOH, kết thúc các phản ứng sinh ra a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 51,30 và 3,9. B. 51,30 và 7,8.
C. 25,65 và 3,9. D. 102,60 và 3,9.
Dung dịch A chứa m gam NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho từ từ dung dịch chứa 1 mol HCl vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 15,6 gam kết tủa. Sục khí CO2 vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là:
A. 24. B. 16. C. 8. D. 32.
Cho m gam NaOH vào 300 ml NaAlO2 0,5M được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch chứa 500 ml HCl 1,0M vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và 7,8 gam chất kết tủa. Sục CO2 vào dung dịch Y không thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là:
A. 4,0 gam. B. 12,0 gam. C. 8,0 gam. D. 16,0 gam.
Dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Thêm 1 lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được 8,12 gam chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít kí (đktc). Tổng nồng độ của hai muối là:
A. 0,3M B. 0,8M
C. 0,42M D. 0,45M
Hỗn hợp A gồm Na, Al, Cu cho 12 gam A vào nước dư thu 2,24 lít khí (đktc), còn nếu cho vào dung dịch NaOH dư thu 3,92 lít khí (đktc). % Al trong hỗn hợp ban đầu?
A. 59,06% B. 22,5%
C. 67,5% D. 96,25%
Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al hoà tan hết vào nước dư thu được 200ml dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,2M. Giá trị của m là:
A. 2,32 B. 3,56
C. 3,52 D. 5,36
Hoà tan m gam hỗn hợp Ba, Al vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất và 12,544 lít H2 (đktc), không còn chất rắn không tan. Thổi CO2 dư vào dung dịch A thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C đến khi phản ứng kết thúc thu được kết tủa D. Lấy kết tủa B trộn với kết tủa D rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Khối lượng của E là:
A. 35,70 B. 38,76
C. 39,78 D. 38,25
Tính khối lượng than chì cần dùng để sản xuất 0,54 tấn nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy, biết rằng lượng khí oxi tạo ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành hỗn hợp CO và CO2 có tỉ khối so với hỗn hợp H2S và PH3 là 1,176.
A. 306,45kg B. 205,83kg
C. 420,56kg D. 180,96kg
Cho 16,5 gam hỗn hợp Al và Al2O3 có tỉ lệ về số mol 12 : 13 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và 1,792 lít NO đktc. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 80,94 B. 82,14
C. 104,94 D. 90,14
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến