Hòa tan a gam oxit của kim loại R (II) vào 48 gam dung dịch H2SO4 6,125% thì thu được dung dịch A trong đó nồng độ axit 0,98%. Nếu khử hoàn toàn a gam oxit trên cần 560 ml H2 (đktc). Tìm a và R.
nH2SO4 ban đầu = 48.6,125%/98 = 0,03
Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 48 + a
nH2SO4 dư = (48 + a).0,98%/98 = 0,0001(48 + a)
RO + H2 —> R + H2O
—> nRO = nH2 = 0,025
RO + H2SO4 —> RSO4 + H2O
—> nH2SO4 pư = nRO = 0,025
—> 0,03 – 0,0001(48 + a) = 0,025
—> a = 2
—> R + 16 = 2/0,025
—> R = 64: R là Cu
Cho 11,2 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và kim loại M tác dụng hết với HCl dư thu được 3,136 lit khí (đktc). Cùng lượng hỗn hợp X trên cho tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,88 lit khí SO2 (đktc). Xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
X, Y là hai axit đều đơn chức; Z là este thuần chức, mạch hở được tạo bởi X, Y và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 9,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,2 mol O2, thu được 3,24 gam nước. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 9,16 gam X cần dùng 0,08 mol H2 (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp T. Đun nóng toàn bộ T với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 22,68. B. 19,72. C. 21,94. D. 14,40.
Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg cho vào 200ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam rắn Z. Giá trị của m là
A. 11,3 B. 12,88 C. 21,06 D. 19,05
Cho 1,02 gam X là muối của axit H2S. Cho X tác dụng với 2,7 gam một muối clorua của kim loại M có hóa trị II thu được 1,92 gam kết tủa. Tìm công thức X và kim loại M?
Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42-; 0,12 mol Cl-; 0,05 mol NH4+. Cho 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc kết tủa thu được dung dịch Y. Cô can Y thu được m gam chất rắn khan. Tính m?
Có 2 loại dung dịch X và Y mỗi dung dịch chỉ chưa 2 loại cation và 2 loại anion trong số các ion sau: K+ 0,15 mol; Mg2+ 0,2 mol; Na+ 0,25 mol; H+ 0,15 mol; Cl- 0,1 mol; SO42- 0,15 mol; NO3- 0,25 mol và CO32- 0,15 mol. Biết dung dịch Y hòa tan được Fe2O3. Tính khối lượng muối khan trong X.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, Zn, BaO, ZnO tan hoàn toàn vào nước dư, thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch Y chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol. Cho 450 ml dung dịch H2SO4 0,2M vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 21,61 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,68. B. 10,81. C. 22,42. D. 18,55.
X là axit đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Y là axit no, hai chức; Z là este no hai chức (X, Y, Z đều mạch hở). Đun nóng 17,84 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z trong 120 gam dung dịch MOH 12% (M là kim loại kiềm), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn F chỉ chứa 2 muối. Đốt chày hoàn toàn rắn F thu được H2O; 0,18 mol M2CO3 và 0,26 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 17,84 gam E thu được 0,48 mol CO2, Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn trong hỗn hợp F là
A. 85,08% B. 76,89% C. 70,63% D. 86,30%
Đun nóng x gam hỗn hợp A gồm 2a mol tetrapeptit mạch hở X và a mol tripeptit mạch hở Y với 550 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 45,5 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Mặt khác thủy phân hoàn toàn x gam hỗn hợp A trên bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 53,475. B. 46,275. C. 56,175. D. 56,125.
Oxit của nguyên tố M có dạng MxOy, trong đó M chiếm 43,66% về khối lượng. Hòa tan 10,65 gam oxit trên vào nước dư thu được dung dịch X, thêm V ml dung dịch NaOH 2M vào X, sau khi phản úng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 22,95 gam chất rắn khan. Xác định công thức oxit trên và tính giá trị V.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến