Hòa tan hết 19,9 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn, Fe cần dùng 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 1M (vừa đủ), thu được dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 77,5. B. 72,5. C. 62,5. D. 70,0.
nHCl = nH2SO4 = 0,4
—> m muối = m kim loại + mCl- + mSO42- = 72,5
Cho dung dịch X chứa a mol HCl, dung dịch Y chứa b mol KHCO3 và c mol K2CO3 (với b = 2c). Tiến hành hai thí nghiệm sau:
+ Cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch Y, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).
+ Cho t ừ từ đến hết dung dịch Y vào dung dịch X, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc).
Tổng giá trị của (a+ b+ c) là
A. 1,30. B. 1,00. C. 0,90. D. 1,50.
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm các este đơn chức, no, mạch hở. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 24,8 gam và thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 40,0. B. 24,8. C. 20,0. D. 49,6.
Cân hỗn hợp X gồm các chất: BaSO4, Na2SO4 và Na2CO3 được 32,5 gam. Cho toàn bộ lượng X trên vào cốc thủy tinh thu được Y, cân Y được 142,3 gam. Cân 122 gam dung dịch HCl rồi cho từ từ đến hết vào hệ Y (thấy khi dùng đến 100 gam dung dịch HCl thì không còn khí thoát ra nữa) thu được hệ Z (bao gồm cốc và hỗn hợp rắn – lỏng T) có khối lượng 259,0 gam (bỏ qua sự bay hơi của nước). Lọc hỗn hợp T rồi sấy phần chất rắn trên giấy lọc, cân được 15,3 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Na2SO4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 39,4. B. 27,7. C. 47,1. D. 13,5.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn X gồm Al, FeO và Fe3O4 (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau.
+ Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 0,225 mol H2 và còn m gam chất rắn không tan.
+ Cho phần hai vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,35 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 14,00. B. 9,80. C. 10,08. D. 11,20.
Cho m gam hỗn hợp X gồm hai α-amino axit cùng số mol, đều no, mạch hở, có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH tác dụng với dung dịch chứa 0,44 mol HCl được dung dịch Y. Y tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 0,84 mol KOH. Mặt khác, đốt hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ sản phẩm cháy bằng dung dịch KOH dư, sau phản ứng khối lượng bình chứa dung dịch KOH tăng thêm 78 gam. Công thức cấu tạo của hai amino axit là
A. H2NCH2COOH và H2NCH(CH3)COOH.
B. H2NCH(C2H5)COOH và H2NCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2COOH và H2NCH(C2H5)COOH.
D. H2NCH(C2H5)COOH và H2NCH2CH2COOH.
Cho các phát biểu:
(a) Oxi hóa bột đồng (II) oxit màu đen bởi khí NH3 (t°) thì thu được chất rắn màu đỏ đồng.
(b) Muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm đặc, nóng giải phóng khí amoniac.
(c) Có thể dùng NaOH rắn để làm khô khí NH3 ẩm.
(d) Muối nitrat thể hiện tính oxi hóa mạnh trong môi trường axit.
(e) Hỗn hợp gồm NaNO3 và Cu (tỉ lệ mol 4: 1) tan hết trong dung dịch HCl lo ãng, dư.
(f) Người ta khai thác và nhiệt phân các muối amoni để điều chế khí nitơ trong công nghiệp.
(g) Các muối photphat đều tan tốt trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 2.
Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH (dư) thì thu được 21,7 gam etylen glicol. Giá trị của m là
A. 92,4. B. 21,7. C. 46,2. D. 23,1.
Hỗn hợp T gồm: C6H12, C4H6(OH)2, (COOH)2, C2H2(CHO)2. Đốt cháy 32,62 gam hỗn hợp T thu được 1,72 mol CO2 và 27,18 gam H2O. Khi cho 32,62 gam T vào Na (dư) thì thu được V lít khí H2. Giá trị của V có thể là:
A. 3,36. B. 4,48. C. 5,60. D. 6,72.
Từ 1 kg gạo (chứa 70% tinh bột) bằng phương pháp lên men, người ta điều chế được 1 lít cồn etylic 36,8 độ. Hiệu suất chung của quá trình là (khối lượng riêng của nước là 1,0 gam/lít, etanol 0,8 kg/ ml)
A. 52% B. 44% C. 74% D. 63%
Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z (có phân tử khối tăng dần, đều được cấu tạo từ Gly, Ala, Val, Y hơn X một liên kết peptit, số liên kết peptit của Z bằng tổng số liên kết peptit của X và Y). Đốt cháy hoàn toàn m gam H thì cần dùng 81,48 lít O2 (đktc) và thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 175,39 gam. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,115 mol H trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được 54,075 gam chất rắn khan sau phản ứng. Biết số mol X gấp 1,5 lần số mol Z. % Khối lượng của Y trong H gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 37. B. 28. C. 35. D. 41.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến