Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol FeO, 0,1 mol CuO và 0,3 mol ZnO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được m gam muối và 1,96 lít hỗn hợp khí SO2 và H2S. Tính m gam muối và tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2
Muối gồm Fe2(SO4)3 (0,1), CuSO4 (0,1), ZnSO4 (0,3)
—> m muối = 104,3
nSO2 = a và nH2S = b
—> a + b = 0,0875
Bảo toàn electron: 2a + 8b = 0,2
—> a = 1/12 và b = 1/240
—> d = 219/7
Để làm no hoàn toàn 11 gam hỗn hợp gồm etilen và buta-1,3-đien cần vừa đủ 8,96l khí H2 (đktc)
a. Tính thành phần % theo thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
b. Hỗn hợp trên nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Hỗn hợp X gồm Al và Na. Cho m gam X tác dụng với nước dư thì thu được 4,48 lít khí (đktc). Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 9,52 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong X là
A. 74,59% B. 82,36% C. 68,92% D. 77,68%
Một số hợp chất có công thức CxHyOz có M = 60 đvC
a. Viết công thức cấu tạo các hợp chất đó và cho biết chúng có phải là đồng phân của nhau không?
b. Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với Na, NaOH?
Nung 11,2 gam Fe; 26 gam Zn với S lấy dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hòa tan sản phẩm sau khi nung bằng dung dịch HCl.
a. Tính thể tích khí sinh ra ở (đktc)
b. Khí sinh ra cho vào CuSO4 10% (D=1,1g/ml). Tính thể tích dung dịch CuSO4 cần đủ để phản ứng hết lượng khí sinh ra ở trên
Nung đến phản ứng hoàn toàn 5,6 gam Fe với 1,6 gam S (trong bình kín không có oxi) thu được hỗn hợp X. Cho X phản ứng hoàn toàn với 500ml dung dịch HCl, thu được khí A và dung dịch B.
a/ Tính %V các khí trong A
b/ Dung dịch B phản ứng đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng.
Cho sản phẩm sau khi nung đến phản ứng hoàn toàn 5,6 gam Fe với 1,6 gam S vào 500ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí bay ra và dung dịch A.
a. Tính %V các khí trong B
b. Để trung hòa lượng axit dư trong A cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng
Hòa tan hoàn toàn 45,92 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, và các oxit Fe bằng HCl loãng dư thu được 1,792 lít H2 và dung dịch Y. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và 240,06 gam kết tủa. Mặt khác nếu sục H2S dư vào Y thu được 24 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Cu trong X là:
A. 27,87% B. 41,8% C. 34,84% D. 69,69%
Ba peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, được tạo bởi từ glyxin, alanin, valin; tổng số liên kết peptit trong X, Y, Z bằng 8. Đốt cháy hoàn toàn 27,95 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (trong đó X chiếm 75% số mol hỗn hợp) với lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 120 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 3,472 lít (đktc). Biết độ tan của N2 trong nước không đáng kể. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 19,61% B. 23,47% C. 14,70% D. 10,84%
Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ và số mol của Y bé hơn số mol của X) tạo thành từ cùng một axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH) và ba ancol no (số nguyên tử C trong mỗi ancol đều nhỏ hơn 4). Thủy phân hoàn toàn 34,8 gam M bằng 490 ml dung dịch NaOH 1M (dư 40% so với lượng phản ứng). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 38,5 gam chất rắn khan. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 34,8 gam M trên thì thu được CO2 và 23,4 gam H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong M là
A. 34,01% B. 43,10% C. 24,12% D. 32,18%
Nung 32 gam một muối X (chứa oxi) đến khôi lượng không đổi, thu được hỗn hợp Y và 6,08 gam một hợp chất rắn Z không tan trong nước. Hấp thụ toàn bộ Y vào 400 gam dung dịch KOH 3,36% thu được dung dịch chứa một muối duy nhất có nồng độ 5,69%. Phần trăm khối lượng ôxi trong X gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 72,5 B. 70,5 C. 59,5 D. 60,5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến