Hòa tan hoàn toàn 23,61 gam hỗn hợp A chứa Na, K, Ca, Ba và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 39,06 gam chất tan và 14,448 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X gần đúng là
A. 16% B. 17% C. 22% D. 21%
Bảo toàn khối lượng —> nH2O phản ứng = 0,93
Bảo toàn H —> nOH- dư = 2nH2O – 2nH2 = 0,57
Chất tan gồm Na+, K+, Ca2+, Ba2+, AlO2- và OH- dư
—> nO trong AlO2- = (39,06 – 23,61 – 0,57.17)/16 = 0,36
—> nAlO2- = 0,18
—> nAl = 0,18
—> %Al = 20,58%
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hoà tan trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ % của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08g muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ % của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức của muối rắn.
Thủy phân hoàn toàn 48,6 gam hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X và Y (MX < MY) trong dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối Z và 18,5 gam hỗn hợp T gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử. Nung Z với vôi tôi xút dư, thu được 14,5 gam hỗn hợp hai ankan. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 16,24 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 50,62% B. 47,74% C. 53,50% D. 75,93%
Cho 14,55 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 16,73 gam. B. 8,78 gam.
C. 20,03 gam. D. 25,50 gam.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (tỉ lệ số mol 1 : 1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Các chất trong X là
A. một ankan và một ankin.
B. hai ankađien.
C. hai anken.
D. một anken và một ankin.
Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2.
Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,070 mol. B. 0,050 mol. C. 0,015 mol. D. 0,075 mol.
Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 3,36 lít hỗn hợp khí điều kiện tiêu chuẩn
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích mỗi khi trong hỗn hợp ban đầu biết rằng thể tích hidro bằng 1/2 thể tích khí còn lại.
c) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Đốt cháy lượng hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong khí O2. Sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn Y. Hoàn tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời NaNO3 và H2SO4 loãng, thu được dung dịch Z chỉ chứa 39,26 gam muối trung hòa của các kim loại và 896ml hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với 540ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:
A. 15,44 B. 18,96 C. 11,92 D. 13,20
M là hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y và Z có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau, đều mạch hở (MX < MY < MZ); X, Y đều no; Z không no (có một liên kết C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1 đốt cháy hoàn toàn, thu được 45,024 lít CO2 và 46,44 gam H2O
Phần 2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2
Phần 3 đun nóng với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 18,752 gam hỗn hợp T gồm 6 ete. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O.
Hiệu suất tạo ete của X, Y, Z lần lượt là:
A. 50%, 40%, 35%
B. 50%, 60%, 50%
C. 60%, 40%, 35%
D. 60%, 50%, 35%
Đun nóng 72,8 gam hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng là X và Y (MX < MY), thu được 0,4 mol anken; 22,7 gam ba ete và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng anken và ete, thu được 2,2 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy lượng ancol dư cần vừa đủ 1,8 mol O2, thu được 1,7 mol H2O. Khối lượng ancol X tham gia ete hóa có giá trị gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 12 B. 11 C. 14 D. 9
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến