Đáp án đúng: A
Giả sử sau khi nung sản phẩm chỉ có CuO và NaNO2
Ta có: n(CuO) = n(Cu) = 0,04; n(NaNO2) = n(NaOH) = 0,21 mol
Vậy m(chất rắn) = 0,04. 80 + 0,21. 69 = 17,69 (g) ≠ 17,40 (g)
Chứng tỏ chất rắn sau khi nung có NaOH dư.
Trong hỗn hợp: CuO (0,04 mol); NaNO2 (x mol); NaOH dư (y mol)
Hệ phương trình: x + y = 0,21 và 69x + 40y + 0,04.80 = 17,40
Tìm được x = 0,2 và y = 0,01
Nếu X chỉ có Cu(NO3)2 thì n(NaOH) cần = 2n(Cu(NO3)2 = 2.0,04= 0,08 < 0,2
Do đó trong X có: Cu(NO3)2 và HNO3 dư
→ n(HNO3) dư = n(NaOH) bđ – n(NaOH dư) – 2n (Cu(NO3)2 = 0,21-0,01-2.0,04= 0,12 mol
→ n(N trong khí) = n(HNO3 bđ) – n(NaNO2) = 0,24 – 0,2 = 0,04 mol
Cu(0) → Cu(+2) + 2e xN(+5) + (5x – 2y) → Nx(+2y/x)
0,04-------------------0,08 0,08-----------0,04/x
→ 0,08 = (5x – 2y). 0,04/x → y = 1,5x
→m(khí) = (0,04/x) . (14x+ 16y) = 1,52 (g)
→ m(dd X) = m(Cu) + m(dd HNO3) – m(khí) = 2,56 + 25,20 – 1,52 = 26,24 (g)
→ C% (Cu(NO3)2 = (0,04. 188). 100% : 26,24 = 28,66%