Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Đặt nAl = a và nMg = b
—> 27a + 24b = 5,1 (1)
2Al + 3H2SO4 —> Al2(SO4)3 + 3H2
a………………………………………..1,5a
Mg + H2SO4 —> MgSO4 + H2
b…………………………………..b
nH2 = 1,5a + b = 0,25 (2)
(1)(2) —> a = b = 0,1
—> mAl = 2,7 và mMg = 2,4
Hòa tan 21,9g hỗn hợp X gồm Cu và Al trong dung dịch HNO3 0,25M (d = 0,53g/ml) vừa đủ thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và hỗn hợp khí Z gồm 0,06mol NO, 0,09 mol N2O. Cần bao nhiêu lít dung dịch A chứa NaOH 0,04M và Ba(OH)2 0,02M để khi cho vào Y thu được lượng kết tủa lớn nhất? Nhỏ nhất? Tính khối lượng kết tủa đó
Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và dung dịch A. Thêm một lượng vừa đủ O2 vào hỗn hợp X, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y. Dân Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗ hợp khí Z thoát ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với không khí bằng 1,38. Nếu cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch A thu được 62,2 gam kết tủa. Tính m1, m2 (biết lượng HNO3 lấy dư 20% so với lượng cần thiết, dung dịch A khi tác dụng với dung dịch NaOH không có khí NH3 thoát ra)
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Đun nóng saccarozo với dung dịch H2SO4 loãng.
(2) Cho propen vào dung dịch HBr đậm đặc.
(3) Chiếu sáng hỗn hợp toluen, brom (tỉ lệ số mol 1:1).
(4) Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc.
(5) Cho andehit axetic vào dung dịch AgNO3/NH3.
Số thí nghiệm sản phẩm thu được chứa hai chất hữu cơ là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Có các phát biểu sau : a. Muối NH4HCO3 được dùng làm bột nở (chất tạo độ xốp). b. Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố nitơ dưới dạng ion NO3- và NH4+. c. Các dung dịch chất điện li dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các electron tự do. d. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. e. Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói. f. Có thể phân biệt phenol và anilin bằng dung dịch Br2. g. Anđehit vừa thể hiện tính khử và tính oxi hóa. h. Dung dịch CH3COOH có nhiệt độ sôi cao hơn dung dịch C2H5OH. i. Khi đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức, mạch hở, có 1 liên kết C=C ta luôn thu được nCO2 = nH2O. k. Các ancol đa chức đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch có màu xanh lam. Số phát biểu đúng là ?
A. 7. B. 5. C. 8. D. 6.
Thực hiện thí nghiệm: Cho vài giọt phenolphtalein vào 3 ống nghiệm chứa nước được đánh số thứ tự. – Cho vào ống nghiệm thứ nhất 1 mẩu Na nhỏ. – Cho vào ống nghiệm thứ hai 1 mẩu Mg. – Cho vào ống nghiệm thứ ba một mẩu nhôm (nhôm lá). Để yên một thời gian rồi lần lượt đun nóng các ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Sau khi đun nóng, có 2 ống nghiệm chuyển sang màu hồng
B. Chỉ có ống nghiệm thứ nhất dung dịch có màu hồng sau khi đun nóng.
C. Trước khi đun nóng, không có ống nghiệm nào có màu hồng.
D. Ống nghiệm thứ 3 trước khi đun nóng không có hiện tượng gì, sau khi đun nóng dung dịch chuyển màu hồng.
Hỗn hợp A gồm CuO và MO theo tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2 (M là kim loại hóa trị không đổi). Cho 1 luồng H2 dư đi qua 2,4 gam A nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hết B cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Kim loại M và giá trị V lần lượt là ?
A. Zn và 0,336 lít. B. Mg và 0,224 lít.
C. Pb và 0,336 lít. D. Ca và 0,224 lít.
Cho các phản ứng sau. a. Zn + HCl → b. KClO3 → c. NaHCO3 + KOH → d. Fe3O4 + CO (dư) → e. HOCH2CH2CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → f. MnO2 + HCl → g. CH3NH2 + AlCl3 + H2O → h. NaNO2 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → Số phản ứng mà sản phẩm có tạo thành đơn chất là ?
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
Từ hợp chất hữu cơ X thực hiện sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol). a. X + 2NaOH → X1 + X2 + X3. b. X1 + CuO → X4 + Cu + H2O. c. X4 + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → X5 + 4NH4NO3 + 4Ag. d. X2 + 2KOH → X6 + K2CO3 + Na2CO3. e. X6 + O2 → X4 + H2O. g. X3 → CH2 = CH2 + H2O. Phân tử khối của X là?
A. 180. B. 160. C. 146. D. 156.
Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có CTPT CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH thu được V lít hỗn hợp khí Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z. Nếu cho dung dịch HCl vào dung dịch Z thì có 0,896 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl dư thì khối lượng muối thu được là?
A. 6,75 gam. B. 7,03 gam.
C. 7,59 gam. D. 7,87 gam.
Có hai dung dịch, mỗi dung dịch chứa 2 cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+ ( 0,3 mol); Mg2+ (0,2 mol); NH4+ (0,5 mol); H+ ( 0,4 mol); Cl- (0,2 mol); SO42- (0,15 mol); NO3- (0,5 mol); CO32- (0,3 mol). Một trong hai dung dịch trên chứa các ion là ?
A. Mg2+, H+, SO42-, Cl-.
B. K+, NH4+, CO32-, Cl-.
C. K+, Mg2+, SO42-, Cl-.
D. NH4+, H+, NO3-, SO42-.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến